While women have long participated in the 116-year-old aviation industry as pilots and even airline CEOs, Vietnam’s Nguyen Thi Phuong Thao has made history in this traditionally male-dominated business: she is the only woman to have started and run her own major commercial airline, Vietjet Aviation. As such, she epitomizes the values of the Power Businesswomen in this issue – entrepreneurs who defy stereotypes and break down barriers.
Trong khi phụ nữ từ lâu đã tham gia vào ngành hàng không 116 tuổi với tư cách là phi công và thậm chí là CEO của hãng hàng không, thì bà Nguyễn Phương Phương Thảo đã làm nên lịch sử trong ngành kinh doanh do nam giới thống trị này: bà là người phụ nữ duy nhất bắt đầu và điều hành hãng hàng không thương mại của riêng mình, Vietjet. Vì vậy, bà là điển hình cho các giá trị của Nữ doanh nhân quyền lực trong lần suất bản này – những doanh nhânbất chấp định kiến và phá vỡ các rào cản.
Her success with Vietjet has also made her very wealthy. She is Vietnam’s first self-made woman billionaire, with a net worth of $2.5 billion, and the wealthiest self-made woman in Southeast Asia. Now, she’s ordering up new jets to take advantage of a booming regional market for air travel and take Vietjet global. Whether she can pull it off will require overcoming Vietnam’s own aging infrastructure, a global pilot shortage and navigating Southeast Asia’s patchwork of aviation regulations.
Thành công của bà với Vietjet cũng khiến bà trở nên rất giàu có. Bà là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, với tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD và là người phụ nữ tự lập giàu có nhất Đông Nam Á. Giờ đây, bà đang đặt hàng các máy bay mới để tận dụng thị trường khu vực đang bùng nổ về du lịch hàng không và đưa Vietjet [thành một tập đoàn] toàn cầu. Liệu bà có thể thành công hay không sẽ đòi hỏi [bà phải] vượt qua [thách thức đến từ] cơ sở hạ tầng già cỗi của Việt Nam, sự thiếu hụt phi công trên toàn cầu và điều hướng các quy định hàng không chắp vá của Đông Nam Á.
Thao has already proven she can overcome barriers. Her airline, founded in 2007, is now bigger than flag carrier Vietnam Airlines as measured by passengers carried. She grew in part through audacious service, by dressing flight attendants in bikinis for flights to beach-holiday destinations. The stunt resulted in a fine from the government, but garnered worldwide free publicity for Vietjet and, most importantly, sold tickets.
Bà Thảo đã chứng minh mình thể vượt qua những rào cản. Hãng hàng không của bà, được thành lập năm 2007, giờ đã lớn hơn hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, nếu đo bằng số lượng hành khách. Bà phát triển một phần nhờ vào [những] dịch vụ táo bạo, bằng cách cho tiếp viên mặc bikini trên các chuyến bay tới các điểm đến nghỉ mát ở bãi biển. Chiêu trò này đã dẫn tới một hình phạt từ chính phủ, nhưng một cách miễn phí đã thu hút được công chúng trên toàn thế giới tới Vietjet, và quan trọng nhất là [việc họ] bán [được] vé.
From just a handful of domestic routes when it launched, Vietjet has slowly expanded to 80 aircraft servicing 120 destinations. “Our strategy is to expand to any regional market within a radius of 2,500 kilometers,” she says, “so we can create bases that cover half of the world population.”
Chỉ từ một vài các tuyến nội địa khi ra mắt, Vietjet đã dần mở rộng tới 80 máy bay phục vụ 120 điểm đến. “Chiến lược của chúng tôi là mở rộng ra bất kỳ thị trường khu vực nào trong bán kính 2.500 km,” theo bà, vì vậy chúng tôi có thể tạo ra các căn cứ chiếm một nửa dân số thế giới.
In 2017, Vietjet debuted on the Ho Chi Minh City Stock Exchange with a market capitalization of $1.4 billion. The next year, Vietjet transported 23 million passengers, accounting for 46% of Vietnam’s passenger market. While that’s about half of the 44 million passengers AirAsia, Asia’s leading budget carrier, carried last year, Vietjet has been growing faster than the Malaysian budget carrier.
Năm 2017, Vietjet ra mắt trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với số vốn hóa thị trường là 1,4 tỷ USD. Năm sau, Vietjet vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị trường hành khách Việt Nam. Con số đó tương đương khoảng một nửa trong số 44 triệu hành khách mà AirAsia, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á, vận chuyển vào năm ngoái, Vietjet đã tăng trưởng nhanh hơn hãng hàng không giá rẻ của Malaysia.
Vietjet’s revenue climbed 27% to 54 trillion dong ($2.3 billion) in 2018, while AirAsia’s revenue rose 9% to 10.6 billion ringgit ($2.5 billion). This year, Vietjet expects to grow even faster, projecting it will carry 30 million passengers, up 30% from last year. “We positioned Vietjet as a regional and international carrier from the very beginning,” says Thao, 49. The two airlines have an intertwined history. AirAsia originally tried to partner with Vietjet in 2010 to enter Vietnam’s domestic air market, only to pull the plug on the deal in 2011.
Doanh thu của Vietjet đã tăng 27% lên 54 nghìn tỷ đồng (2,3 tỷ USD) trong năm 2018, trong khi doanh thu của AirAsia tăng 9% lên 10,6 tỷ ringgit (2,5 tỷ USD). Năm nay, Vietjet dự kiến sẽ tăng nhanh hơn nữa, dự kiến sẽ vận chuyển 30 triệu hành khách, tăng 30% so với năm ngoái. “Chúng tôi định vị Vietjet là một hãng hàng không khu vực và quốc tế ngay từ đầu,” bà Thảo, 49 tuổi, nói. Hai hãng hàng không có một lịch sử đan xen. AirAsia ban đầu đã cố gắng hợp tác với Vietjet vào năm 2010 để tham gia thị trường hàng không nội địa Việt Nam, để rồi rút khỏi thỏa thuận vào năm 2011.
The key to Vietjet’s success is keeping costs low by packing more passengers into its planes. Vietjet operates at a unit cost of 2.3 U.S. cents per available seat kilometer (ASK), the industry’s measure of efficiency. That figure makes AirAsia’s 3.1 cents per ASK look flabby (U.S. full service carriers average about 7 cents). Vietjet aims to squeeze even more people into its new, narrow-body Airbus A321neo airplanes. When the first A321neo arrives in November, it will have 240 seats. Most airlines outfit the A321neo with no more than 180 – giving Vietjet a third more passengers per aircraft.
Chìa khóa thành công của Vietjet là giữ chi phí thấp bằng cách ghép thêm hành khách vào các máy bay của mình. Vietjet hoạt động với chi phí đơn vị là 2,3 cent Mỹ cho mỗi km cho mỗi chỗ ngồi có sẵn (ASK), thước đo hiệu quả của ngành công nghiệp này. Con số đó khiến 3,1 cent mỗi ASK của AirAsia trông có vẻ thật to lớn (các hãng hàng không của Hoa Kỳ có [chi phí đơn vị] trung bình khoảng 7 cent). Vietjet đặt mục tiêu thu hút nhiều người hơn nữa tới các máy bay Airbus A321neo mới, thân hẹp. Khi chiếc A321neo đầu tiên đến vào tháng 11, nó sẽ có 240 chỗ ngồi. Hầu hết các hãng hàng không đều trang bị không quá 180 ghế cho A321neo – điều đó mang lại cho Vietjet thêm một phần ba số hành khách trên mỗi máy bay.
Though cramped, Vietjet’s planes are on average 88% full. “It’s an equation with a lot of unknown factors that you need to solve – and you need to solve them all at once,” Thao says of the operating challenge she faces. “There are many questions that you need to have answers to, and if there’s one that you haven’t answered, you’ll surely fail.”
Mặc dù chật chội, trung bình các máy bay của Vietjet vẫn đầy tới 88%. “Đó là một phương trình với rất nhiều yếu tố chưa biết mà bạn cần phải giải quyết – và bạn cần phải giải quyết tất cả chúng cùng một lúc,” bà Thảo nói về thách thức vận hành mà bà phải đối mặt. “Có rất nhiều câu hỏi mà bạn cần phải có câu trả lời, và nếu có một câu hỏi mà bạn chưa trả lời thì bạn chắc chắn sẽ thất bại.”
Asia is fertile ground for Vietjet’s expansion: the International Air Transport Association (IATA) estimates that demand for air travel in the Asia-Pacific, the world’s fastest growing travel market, will double over the next two decades, representing an additional 2.8 billion passenger journeys every year.
Châu Á là mảnh đất màu mỡ cho sự mở rộng của Vietjet: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính rằng nhu cầu du lịch hàng không ở châu Á-Thái Bình Dương, thị trường du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới, sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới, đồng nghĩa sẽ có thêm 2,8 tỷ hành khách mỗi năm.
Travel in Vietnam is also booming, supported by its rapidly growing middle class. The country’s airports handled 106 million passengers in 2018, up 13% from the previous year. That number included 16 million foreign visitors, a 20% jump from the previous year. Anticipating further growth, Vietjet has ordered 386 new airplanes, including 200 from Boeing and 186 from Airbus.
Du lịch tại Việt Nam cũng đang bùng nổ, được hỗ trợ bởi tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng. Các sân bay của đất nước này đã xử lý 106 triệu [lượt] hành khách trong năm 2018, tăng 13% so với năm trước. Con số đó bao gồm 16 triệu du khách nước ngoài, tăng 20% so với năm trước. Dự đoán sự tăng trưởng hơn nữa, Vietjet đã đặt hàng 386 máy bay mới, bao gồm 200 từ Boeing và 186 từ Airbus.
Vietjet’s aggressive expansion is paying off. The company’s shares have more than doubled since its 2017 IPO, giving it a market value of $3 billion – the second-biggest in Southeast Asia, after Singapore Airlines. And Vietjet says it is in talks with partners across the region to expand outside of Vietnam.
Sự mở rộng mạnh mẽ của Vietjet đang được đền đáp. Cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn gấp đôi kể từ đợt IPO năm 2017, mang lại cho nó giá trị thị trường là 3 tỷ đô la – lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore Airlines. Và Vietjet cho biết họ đang đàm phán với các đối tác trên toàn khu vực để mở rộng ra bên ngoài Việt Nam.
The mother of three, Thao is known by colleagues as a workaholic, often working late into the night, according to people close to her.
Là mẹ của ba đứa trẻ, bà Thảo được đồng nghiệp biết tới là người nghiện công việc, thường xuyên làm việc đến khuya, theo những người thân cận với bà.
Thao’s biggest challenge will be negotiating landing slots to Asia’s various destinations, as governments carefully allocate carriers’ access to their airports. “ASEAN has a single aviation market initiative but it does not include some of the major Asian aviation markets, like China, India, Korea, Japan and Australia,” says Albert Tjoeng, assistant communications director at IATA’s Asia-Pacific office in Singapore. “The region is composed of a patchwork of systems -both operational and regulatory – and harmonization is needed to maximize the capacity of the networks, both in the air and on the ground.”
Thách thức lớn nhất của bà Thảo sẽ là đàm phán các chỗ đậu tại các điểm đến khác nhau của Châu Á, khi mà các chính phủ cẩn thận phân bổ việc tiếp cận của các hãng hàng không tới các sân bay của họ. “ASEAN có một kế hoạch thị trường hàng không duy nhất nhưng không bao gồm một số thị trường hàng không lớn của châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc,” Albert Tjoeng, trợ lý giám đốc truyền thông tại văn phòng IATA châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore cho biết. “Khu vực này bao gồm một hệ thống chắp vá – cả về vận hành và quy định – và cần có sự hài hòa để tối đa hóa công suất của các mạng lưới, cả trên không và trên mặt đất.”
To obtain landing slots to more international destinations, therefore, airlines like Vietjet usually form joint ventures with partners in different countries. So far, Vietjet has a joint venture in Thailand that operates eight airplanes in an already very competitive market.
Do đó, để có được các điểm hạ cánh đến nhiều điểm đến quốc tế hơn, các hãng hàng không như Vietjet thường thành lập liên doanh với các đối tác ở các quốc gia khác nhau. Cho đến nay, Vietjet có một liên doanh tại Thái Lan vận hành 08 máy bay trong một thị trường vốn đã có tính cạnh tranh cao.
Another stumbling block to Vietjet’s expansion is infrastructure. In Vietnam, most major airports are already operating above capacity. Ho Chi Minh City’s airport handled 38 million passengers in 2018, well above its annual capacity of 28 million. The same is true at other major airports in Vietnam, including Da Nang, Nha Trang, and the capital, Hanoi.
Một trở ngại khác cho sự mở rộng của Vietjet là cơ sở hạ tầng. Tại Việt Nam, hầu hết các sân bay lớn đã hoạt động trên công suất. Sân bay Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý 38 triệu lượt khách vào năm 2018, cao hơn công suất [thiết kế] hàng năm là 28 triệu. Điều tương tự cũng được thấy ở các sân bay lớn khác ở Việt Nam, bao gồm Đà Nẵng, Nha Trang, và thủ đô Hà Nội.
Vietjet is open to investing in infrastructure to help alleviate these bottlenecks, Thao says. But Vietnam’s government has yet to finalize plans on whether to expand existing airports or build new ones. Vietjet also faces increasing local competition. As of the end of last year, Vietnam already had 174 registered commercial aircraft operated by at least four airlines. Earlier this year, Bamboo Airways became the fifth, launching with just four aircraft. And later this year Vingroup, Vietnam’s biggest publicly traded company by market value, plans to launch its own carrier, Vinpearl Airlines.
Vietjet sẵn sàng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giúp giảm bớt những nút thắt này, bà Thảo nói. Nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện các kế hoạch về việc mở rộng các sân bay hiện có hay xây dựng các sân bay mới. Vietjet cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong nước. Tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam đã có 174 máy bay thương mại được đăng ký vận hành bởi ít nhất bốn hãng hàng không. Đầu năm nay, Bamboo Airways đã trở thành hãng thứ năm, ra mắt chỉ với 04 máy bay. Và cuối năm nay, Vingroup, công ty giao dịch công khai lớn nhất Việt Nam theo giá trị thị trường, có kế hoạch ra mắt hãng hàng không của riêng mình, Vinpearl Airlines.
A shortage of pilots poses another challenge. According to Boeing, the aviation industry will need almost 650,000 new pilots over the next 20 years, with the Asia-Pacific region requiring 244,000 and the Middle East needing 64,000. “The challenge for the industry and stakeholders, including governments and regulatory authorities, is to ensure that the infrastructure is adequate, while regulatory and resource needs are met to ensure that countries are able to fully realize the benefits that aviation can deliver,” says Tjoeng at IATA.
Sự thiếu hụt phi công đặt ra một thách thức khác. Theo Boeing, ngành hàng không sẽ cần gần 650.000 phi công mới trong 20 năm tới, với khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần tới 244.000 và Trung Đông cần 64.000. “Thách thức đối với ngành này và các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ và các cơ quan quản lý, là đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ, trong khi nhu cầu về tài nguyên và pháp lý được đáp ứng để đảm bảo rằng các quốc gia có thể nhận được đầy đủ lợi ích mà ngành hàng không có thể mang lại,” theo ông Tjoeng tại IATA.
Thao is undaunted. In addition to packing passengers more densely, she’s been able to boost profits by buying planes cheaply in bulk using low-interest loans, then reselling them to leasing companies. Thao’s goal is to make history a second time by turning Vietjet into the first global airline from Vietnam. “If we establish an airline in Europe, we can fly to every country there,” Thao says. “With our competitiveness in services, airplanes, management capacity, cost and ability to provide new services, I am completely confident that we can compete in others’ markets, Europe or the U.S.” Having made history once, she has earned the right to be confident.
Bà Thảo không nản lòng. Ngoài việc ghép hành khách dày đặc hơn, bà còn có thể tăng lợi nhuận bằng cách mua máy bay rẻ hơn với số lượng lớn bằng cách sử dụng các khoản vay lãi suất thấp, sau đó bán lại cho các công ty cho thuê. Mục tiêu của bà Thảo là làm nên lịch sử lần thứ hai bằng cách biến Vietjet thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên của Việt Nam. “Nếu có thể thành lập một hãng hàng không ở châu Âu, chúng tôi có thể bay đến mọi quốc gia ở đó,” bà Thảo nói. “Với khả năng cạnh tranh của chúng tôi về dịch vụ, máy bay, năng lực quản lý, chi phí và khả năng cung cấp dịch vụ mới, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi có thể cạnh tranh ở các thị trường khác, dù là Châu Âu hay Hoa Kỳ.” Đã làn nên lịch sử một lần, bà có quyền tự tin.
poseachallenge /pəʊz ə ˈtʃæl.ɪndʒ/ (v): đặt ra một thách thức
stakeholder /ˈsteɪkˌhəʊl.dər/ (n): bên liên quan
adequate /ˈæd.ə.kwət/ [B2] (adj): đầy đủ
undaunted /ʌnˈdɔːn.tɪd/ (adj): không nản lòng
dense /dens/ [B2] (adj): dày đặc
boost /buːst/ [B2] (v): thúc đẩy
in bulk /bʌlk/ [C1] (adv): với số lượng lớn
lease /liːs/ (v): cho thuê
ỦNG HỘ READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0947.886.865 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012704060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead
Mai Thi Cam Nhung+1
Võ Thành Luân +1
Thanh Vy +1
Lana +1
Nguyệt Minh + 1