This photo provided by Jessica McLachlan shows a fairy-wren. Scientists have discovered that birds can learn to recognize alarm calls of other species, essentially by learning to eavesdrop in a second language. The Australian songbird called the fairy wren isn’t born knowing other birds’ chirps, but it can learn to recognize a few “words.” In a paper published Thursday, Aug. 2, 2018, in the journal Current Biology, scientists explained how they taught the birds the distress calls of other species. (Jessica McLachlan)
Bức ảnh chú chim hồng tước mà mà chúng ta đang xem được cung cấp bởi tiến sĩ Jessica Mclachlan. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các chú chim có thể học cách nhận biết âm thanh cảnh báo mối nguy hiểm đang đến của các loài khác nhau, đặc biệt là học cách nghe lén một ngôn ngữ thứ hai. Giống chim sống tại Úc này, được biết đến với cái tên chim hồng tước, từ đầu không hề nhận biết được tiếng kêu của những loài chim khác, tuy nhiên chúng có thể học cách nhận biết một vài “từ”. Trong một tờ báo được đăng trên tạp chí Journal Curent Biology xuất bản vào thứ 5, ngày 2 tháng 8, 2018, các nhà khoa học đã giải thích về việc họ đã dạy cho loài chim này nhận biết được âm thanh cảnh báo nguy hiểm của các loài chim khác (Jessica Mclachlan)
Wild animals are known to listen to each other for warnings that predators are near. Some birds, for example, flee when neighbors make a loud noise to announce a snake’s presence.
Các loại động vật hoang dã được biết tới là nghe tiếng của nhau để cảnh báo việc thú săn mồi đang tới gần. Ví dụ, một số loài chim sẽ tháo chạy ngay khi những con chim xung quanh phát ra những âm thanh ồn và lớn báo hiệu sự có mặt của loài rắn
The fairy wren is a small Australian songbird. It is not born knowing the “languages” of other birds. But recent research says it can learn the meaning of a few important sounds.
Chim hồng tước là một giống chim nhỏ sống tại Úc. Ngay từ đầu khi sinh ra chúng không hề có khả năng nhận biết được ngôn ngữ của các loài chim khác. Tuy nhiên lại có nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chim hồng tước có thể học được ý nghĩa của một vài âm thanh quan trọng.
Andrew Radford is a biologist at the University of Bristol in England and co-writer of the new report published in early August in the journal Current Biology.
Andrew Raford là một nhà nghiên cứu sinh vật học của trường Đại học Bristol Anh quốc và đồng tác giả của mình đã thực hiện một báo cáo mới lạ được đăng đầu tháng 8 trên tạp chí Current Biology.
He told the Associated Press, “We knew before that some animals can translate the meanings of other species’ ‘foreign languages,’ but we did not know how that ‘language learning’ came about.”
Ông Raford chia sẻ với tờ Associated Press: “Chúng tôi đã có những nghiên cứu trước đó về việc các loài vật có thể hiểu được ý nghĩa “ngoại ngữ” của các loài khác”, tuy vậy chúng tôi chưa thể nào biết các loài khác nhau dùng cách nào để hiểu được ngôn ngữ của nhau.
Birds have several ways of learning life skills. Some knowledge is genetically passed by their parents and some comes from direct experience with the world.
Các loài chim có nhiều phương thức khác nhau để nắm bắt được các kĩ năng tồn tại trong môi trường sống. Một số kiến thức mà loài chim học được là do được truyền lại từ cha mẹ của chúng và một số khác đến từ những kinh nghiệm trực tiếp mà chúng có được khi sinh tồn trong môi trường sống.
But Radford and other scientists are exploring a third kind of knowledge: information from peers.
Tuy vậy ông Radford và một vài nhà khoa học khác đang tìm ra một loại ngôn ngữ thứ 3: nhận biết thông tin từ những đồng loại [khác giống].
Radford and researchers at the Australian National University carried out the study in the country’s National Botanic Gardens in Canberra. They attached to their bodies specially-designed, sound-producing equipment called “tweeter speakers.” They wanted to see if fairy wrens would react to sounds of other birds even if they could not see them.
Nhà nghiên cứu sinh vật học Raford và các nhà nghiên cứu khác tại Trường Đại học quốc gia Úc đã thực hiện nghiên cứu tại vườn quốc gia Botanic tại Canberra. Các nhà khoa học gắn lên cơ thể mình một thiết bị thiết kế đặc biệt có khả năng phát ra âm thanh được gọi là “tweeter speaker”. Họ muốn xem xem liệu những chú chim hồng tước có phản ứng lại với các âm thanh phát ra mà các loài chim khác kể cả khi chúng không thấy sự hiện hữu của các chú chim khác.
The scientists first played the birds two recorded sounds that they likely had never heard before. One was a warning cry of a chestnut-rumped thornbill, a bird not native to Australia. The other was a computer-generated bird sound called “buzz.”
Đầu tiên các nhà khoa học cho các chú chim nghe 2 loại âm thanh mà chúng gần như chưa từng nghe. Âm thanh thứ nhất nghe giống tiếng gào thét cảnh báo nguy hiểm của một chú chim chích chòe đuôi hạt rẻ, không phải một loài chim bản xứ sống tại Úc. Âm thanh còn lại là tiếng chim gọi là “Buzz” được tạo ra bởi máy tính.
When the 16 fairy wrens in the study first heard the sounds, they had no special reaction.
Khi lần đầu tất cả 16 chú chim hồng tước được thử nhiệm trong nghiên cứu nghe thấy những âm thanh này, chúng không có biểu hiện đặc biệt nào.
The scientists then tried to train half the birds to recognize the thornbill’s cry as a warning sound. They tried to train the other half of the birds to recognize the computer-generated “buzz” as a warning call.
Các nhà khoa học sau đó đã thử huấn luyện cho một nửa số chim bên trên để chúng cứ nghe nhận biết được rằng đó là âm thanh cảnh báo nguy hiểm. Các nhà khoa học lại tiếp tục huấn luyện nửa số chim còn lại để nhận biết được âm thanh cảnh báo nguy hiểm “buzz” phát ra từ máy tính.
They did so by playing the sounds in addition to other noises that the birds already knew as warnings. These included the fairy wrens’ own threat call.
Họ làm được như vậy bằng cách phát các âm thanh [mới] cùng với các âm thanh khác mà các chú chim hồng tước đã biết đến như tiếng cảnh báo. Trong đó có cả âm thanh từ chính những chú chim hồng hạc cảnh báo các mối nguy hiểm.
After three days, the scientists tested what the birds had learned – and their students passed the test.
Sau ba ngày, các nhà khoa học kiểm tra thử xem những chú chim hồng tước đã học được gì – và những chú chim hồng tước đã vượt qua cuộc thử nhiệm.
The fairy wrens trained with the thornbill’s cry fled when they heard it. The group trained with the buzz, fled when they heard that sound. Neither group reacted to the sound taught to the other.
Những chú chim hồng tước được dạy về tiếng kêu của loài chích chòe lẩn trốn ngay khi nghe được âm thanh này. Nhóm các chú chim được dạy về tiếng buzz, cũng đồng thời bay đi lẩn trốn ngay khi nghe được âm thanh trên. Không có nhóm nào phản ứng lại với các âm thanh được dạy cho nhóm kia.
Twelve of the 16 birds fled every time the researchers played their given sound. The other four birds fled at two-thirds or more of the playbacks.
12 trong số 16 chú chim bay đi vào tất cả thời điểm mà các nhà nghiên cứu cho phát âm thanh [báo nguy hiểm mà chúng được dạy]. 4 chú chim còn lại bay đi sau khi nghe được khoảng 2/3 [độ dài âm thanh] mà các nhà khoa học phát ra từ thiết bị.
Christopher Templeton is a biologist at Pacific University in Forest Grove, Oregon who was not involved in the study.
Ông Templeton cho biết “Trước nghiên cứu này, kiến thức của chúng ta vẫn còn tương đối mơ hồ về việc làm thế nào mà các loài động vật có thể thực sự hiểu được tiếng gọi phát ra từ giống loài khác”
“What this new study does is remove the predator entirely. It shows that these birds can learn to associate new sounds with danger, without having to learn [them] through trial and error,” he added.
Ông nói thêm: “Điều mà nghiên cứu này làm được là nó đã loại bỏ hoàn toàn yếu tố đối tượng săn mồi. Nó chỉ ra rằng những chú chim này có thể học cách liên hệ các âm thanh mới với mối nguy hiểm, mà không phải học [các âm thanh đó] thông qua việc thử và thất bại.”
Andrew Radford of the University of Bristol noted that the ability to learn to link sounds with meaning makes biological sense.
distress call (n): âm thanh cảnh báo nguy hiểm của động vật
flee /fliː/ [C1] (v): tháo chạy
predator /ˈpred.ə.t̬ə/ (n): động vật ăn thịt, thú săn mồi
snake /sneɪk/ (n): loài rắn
species /ˈspiː.ʃiːz/ (n): giống, loài
peer /pɪr/ (n): sự ngang nhau, đồng nhau ( nói về đặc tính giống loài)
associate /əˈsoʊ.ʃi.eɪt/ (v): Liên kết, kết hợp
ỦNG HỘ TÀI CHÍNH READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0886.630.599 (Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Phương Thảo) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 071704060005623 (Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Phương Thảo)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead