The Liaoning, China’s first aircraft carrier. – Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
[Reading level: C1 – Advanced]
China is working on a third aircraft carrier, one expected to be much more technologically advanced and powerful than its predecessors, the Department of Defense said in its new report on China’s growing military might.
Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ ba, được dự đoán sẽ có công nghệ tiên tiến hơn và mạnh mẽ hơn nhiều so với các tàu tiền nhiệm, Bộ Quốc phòng [Mỹ] cho biết trong báo cáo mới về sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc.
China has one carrier – the Liaoning – in service with the People’s Liberation Army Navy. Formerly a Soviet heavy aircraft-carrying cruiser, this vessel is the flagship of China’s navy.
Trung Quốc hiện có một tàu sân bay – tàu Liêu Ninh – đang biên chế trong lực lượng Hải quân Quân giải phóng nhân dân. Từng là một tàu tuần dương hạng nặng mang theo máy bay của Liên Xô, tàu Liêu Ninh hiện là soái hạm của hải quân Trung Quốc.
The Liaoning – Tàu Liêu Ninh
China is believed to be close to fielding its second aircraft carrier, the country’s first domestically produced aircraft carrier. This new ship recently completed its fifth sea trial, and the Pentagon reported that this vessel will “likely join the fleet by the end of 2019.”
Trung Quốc được cho là đang tiến gần tới việc ra mắt tàu sân bay thứ hai của họ, tàu sân bay đầu tiên được Trung Quốc sản xuất trong nước. Con tàu mới này gần đây đã hoàn thành chuyến thử nghiệm trên biển lần thứ năm và báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng con tàu này sẽ “có khả năng gia nhập hạm đội [Hải quân TQ] vào cuối năm 2019″.
While based on the Liaoning, the second carrier is slightly bigger, creating the potential for a larger carrier air wing, most likely consisting of the J-15 “Flying Sharks,” with which the Liaoning sails. Like the Liaoning, the Chinese navy’s newest carrier will use a ski-jump-assisted short-takeoff-but-arrested-recovery (STOBAR) launch system to sortie aircraft.
Mặc dù được chế tạo dựa trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay thứ hai lớn hơn một chút, tạo ra khả năng vận hành máy bay có sải cánh lớn hơn, rất có thể bao gồm J-15 “Cá mập bay”, mà tàu Liêu Ninh đang chở. Giống như tàu Liêu Ninh, tàu sân bay mới nhất của hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống STOBAR (hệ thống cầu nhảy để cất cánh ngắn và bắt vã hãm máy bay khi hạ cánh) để xuất kích máy bay.
Type 001A, China’s first domestically produced carrier – Type 001A, tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất
Incorporating this new aircraft carrier into the fleet will be a major milestone, but that achievement may be overshadowed by a more impressive achievement in just a few years, the Department of Defense said in its latest report.
Việc đưa tàu sân bay mới này vào hạm đội sẽ là một cột mốc quan trọng [với quân đội Trung Quốc], nhưng thành tích đó có thể bị lu mờ bởi một thành tích ấn tượng hơn chỉ trong vài năm tới, Bộ Quốc phòng cho biết trong báo cáo mới nhất.
“China began construction of its second domestically built aircraft carrier in 2018, which will likely be larger and fitted with a catapult launch system,” the Pentagon said in its annual report to Congress on military and security developments involving China. “This design will enable it to support additional fighter aircraft, fixed-wing early-warning aircraft, and more rapid flight operations.”
“Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng tàu sân bay thứ hai được chế tạo trong nước vào năm 2018, tàu này có thể sẽ lớn hơn và được trang bị hệ thống phóng máy bay”, Lầu Năm Góc cho biết trong báo cáo thường niên trước Quốc hội về phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc. “Thiết kế này sẽ cho phép con tàu hỗ trợ thêm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm có cánh cố định và hoạt động bay nhanh hơn.”
Catapult launch systems are much more effective than the ski jumps, which tend to put greater strain on the aircraft and tend to result in reductions in operational range, payload size, and ultimately the number of flights the onboard aircraft can fly.
Các hệ thống phóng máy bay có hiệu quả cao hơn nhiều so với các cầu nhảy, thứ có xu hướng tạo áp lực lớn hơn tới máy bay và có xu hướng giảm phạm vi hoạt động, kích thước tải trọng và cuối cùng là số chuyến bay mà máy bay trên tàu có thể thực hiện.
Shenyang J-15 “Flying Shark” fighter jets aboard the Liaoning. – Máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-15 “Cá mập bay” trên tàu sân bay Liêu Ninh.
“The new one is something that might be a little more interesting, a little more compelling,” Matthew Funaiole, a fellow with the China Power Project at the Center for Strategic and International Studies, previously told Business Insider. “If the third carrier does have some catapult-assisted launch system, that will be a huge step forward for China.”
“Con tàu mới này có thể sẽ thú vị hơn một chút, hấp dẫn hơn một chút”, theo Matthew Funaiole, một thành viên của Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trước đây nói với Business Insider. “Nếu tàu sân bay thứ ba có hệ thống phóng máy bay, đó sẽ là một bước tiến lớn đối với Trung Quốc.”
“They would very quickly have moved closer to what current technology is,” he added. “That’s something that very few countries can do. That would put China in a very elite status.”
“Họ sẽ rất nhanh chóng tiến gần hơn đến công nghệ hiện tại”, ông nói thêm. “Đó là điều mà rất ít quốc gia có thể làm. Điều đó sẽ đưa Trung Quốc vào vị thế ưu tú.”
The Liaoning – Tàu Liêu Ninh
It is unclear if the catapult launch system will be steam-powered, like those on the US Nimitz-class carriers, or electromagnetic, like the catapults on the Ford-class carriers. It is also unclear whether or not the new Chinese carrier will be conventionally powered or nuclear-powered, like those of the US. China has expressed an interest in the latter, but the country may not have overcome the developmental hurdles to building one.
Vẫn chưa rõ hệ thống máy phóng này sẽ chạy bằng hơi nước, giống như trên các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, hay dùng điện từ, giống như máy phóng trên các tàu sân bay lớp Ford. Chúng ta cũng chưa rõ liệu tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ được cung cấp năng lượng thông thường hay chạy bằng năng lượng hạt nhân, giống như các tàu sân bay của Mỹ. Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng nước này có thể chưa vượt qua được những rào cản công nghệ để chế tạo tàu hạt nhân.
China is focused on building a world-class military, and a key part of China’s military-modernization program is building power-projectionplatforms, such as increasingly capable aircraft carriers. The country still has a ways to go to catch up to the US Navy, which has 11 modern aircraft carriers in its arsenal.
Trung Quốc đang tập trung vào việc xây dựng một quân đội đẳng cấp thế giới, và một phần quan trọng của chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là xây dựng các nền tảngpower-projection(tạm dịch: triển khai sức mạnh quân sự), như tàu sân bay ngày càng có sức chứa ngày càng lớn. Đất nước này vẫn có còn xa mới có thể bắt kịp Hải quân Hoa Kỳ, với 11 tàu sân bay hiện đại trong kho vũ khí của mình.
China’s third carrier is expected to be completed and operational by 2022.
predecessor /ˈpriː.dɪˌses.ər/ [C2] (n): người tiền nhiệm
might /maɪt/ (n): sức mạnh
former /ˈfɔː.mər/ [B1] (adj): cựu, từng
cruiser /ˈkruː.zər/ (n): tàu tuần dương
flagship /ˈflæɡ.ʃɪp/ (military terms): soái hạm
domestic /dəˈmes.tɪk/ [B2] (adj): trong nước
fleet /fliːt/ [C1] (n): hạm đội
sortie /ˈsɔː.ti/ (v, n): xuất kích, đợt xuất kích
milestone /ˈmaɪl.stəʊn/ (n): cột mốc
overshadow /ˌəʊ.vəˈʃæd.əʊ/ (v): làm lu mờ
catapult /ˈkæt.ə.pʌlt/ (n): máy phóng
congress /ˈkɒŋ.ɡres/ (n): quốc hội
compelling /kəmˈpel.ɪŋ/ (adj): hấp dẫn
fellow /ˈfel.əʊ/ (n): thành viên
elite /iˈliːt/ [C1] (adj, n): ưu tú, người ưu tú
steam /stiːm/ [B2] (n): hơi nước
electromagnetic /iˌlek.trəʊ.mæɡˈnet.ɪk/ (adj): điện từ
hurdle /ˈhɜː.dəl/ (n): rào cản
world-class /ˌwɜːldˈklɑːs/ (adj): đẳng cấp thế giới
power-projection (military terms): khả năng của một quốc gia trong việc sử dụng các phần sức mạnh của quốc gia (bao gồm cả chính trị, kinh tế, quân sự, thông tin …) để triển khai quân nhanh chóng và hiệu quả tới các địa điểm phân tán nhằm phản ứng với các tính huống khẩn cấp
platform /ˈplæt.fɔːm/ [B2] (n): nền tảng
arsenal /ˈɑː.sən.əl/ (n): kho vũ khí
ỦNG HỘ READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0886.630.599 (Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Phương Thảo) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012704060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead