Điều quan trọng không phải là bạn đã từng đến đâu, điều quan trọng là người ta thấy bạn đã ở đâu.
Perched on cliffs above a river, Hongyadong is a stilt-house complex in mock-traditional style in the city of Chongqing. Its bars, restaurants and golden neon lights (pictured) have been a popular draw since it was built in 2006. Last year the number of visitors surged.
Nằm trên những vách đá phía trên một con sông, Hongyadong là một khu nhà sàn theo phong cách giả truyền thống ở thành phố Trùng Khánh. Các quán bar, nhà hàng và đèn neon vàng (trong ảnh) đã trở thành một điểm thu hút [khách du lịch] phổ biến kể từ khi nó được xây dựng vào năm 2006. Năm ngoái, số lượng du khách tăng vọt.
The main reason, it seemed, was Hongyadong’s sudden popularity on a social-media app, Douyin, which is used for sharing photographs and 15-second videos. By the end of the year the waiting time to get in was three hours. For a while Hongyadong – a jolly enough place but hitherto on few people’s bucket lists – became the biggest attraction in China after the Forbidden City, says Mafengwo, a travel website.
Dường như lý do chính cho sự nổi tiếng bất ngờ của Hongyadong là trên một ứng dụng truyền thông xã hội, Douyin, được sử dụng để chia sẻ hình ảnh và những video 15 giây. Đến cuối năm, thời gian chờ đợi để vào là ba giờ. Trong một thời gian, Hongyadong – một nơi đủ vui vẻ nhưng cho đến nay [vẫn chưa] nằm trong danh sách việc phải làm trước khi chết của nhiều người – đã trở thành điểm thu hút du lớn nhất ở Trung Quốc sau Tử Cấm Thành, theo Mafengwo, một trang web du lịch.
Social media have transformed tourism worldwide. Instead of having fun, some people now flock toremotestrawberry farms or Icelandic fjords to take photos to impress their friends on Instagram. Foreign-operated social-media sites, including Instagram, are blocked in China. But domestic ones are hugely popular. Douyin, launched in 2016, has 230m monthly active users (its owner, ByteDance, has an uncensored version of the app for users outside China, called TikTok). Unlike users of Instagram, who mainly browse feeds of pictures posted by people they follow, Douyin’s fans commonly use the app to watch hot-trending videos posted by users they do not know under categories such as “food” and “scenic spots”.
Phương tiện truyền thông xã hội đã biến đổi du lịch trên toàn thế giới. Thay vì vui chơi, một số người bây giờ đổ xô đến các trang trại dâu tây xa xôi hoặc vịnh hẹp Iceland để chụp ảnh nhằm gây ấn tượng với bạn bè trên Instagram. Các trang web truyền thông xã hội do nước ngoài điều hành, bao gồm Instagram, bị chặn ở Trung Quốc. Nhưng những trang nội địa rất phổ biến. Douyin, ra mắt năm 2016, có 230 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (chủ sở hữu của nó, ByteDance, có phiên bản ứng dụng không bị kiểm duyệt dành cho người dùng bên ngoài Trung Quốc, được gọi là TikTok). Không giống như người dùng Instagram, những người chủ yếu lướt các hình ảnh được đăng bởi những người mà họ theo dõi, người hâm mộ Douyin thường sử dụng ứng dụng này để xem các video “hot trend” được đăng bởi những người dùng mà họ không biết trong các danh mục như “thức ăn” và “danh lam thắng cảnh”.
Uploading a picture or video from a photogenic spot to sites such as Douyin and Kuaishou is known in China as daka, meaning “punching the card”. The word is also used to refer to the practice of registering your presence at a location that has already become hot, such as Hongyadong. The aim is not to produce a well-crafted video or beautiful photograph, but simply to show that you have also been to the places that are popular. The beauty of the attraction is less important than the fact that people are flocking there to daka.
Tải lên một hình ảnh hoặc video từ một địa điểm ăn ảnh đến các trang web như Douyin và Kuaishou được biết đến ở Trung Quốc với từ daka, có nghĩa là “đấm vào thẻ” (tạm dịch). Từ này cũng được dùng để chỉ việc đăng ký sự hiện diện của bạn tại một địa điểm đã trở nên nổi tiếng, chẳng hạn như Hongyadong. Mục đích không phải là để tạo ra một video được thực hiệnmột cáchcông phu hay một bức ảnh đẹp, mà chỉ đơn giản là để cho thấy rằng bạn cũng đã từng đến những điểm đến nổi tiếng đó. Vẻ đẹp của điểm đến ít quan trọng hơn thực tế là mọi người đang đổ xô đến đó để daka.
A subculture has developed of young people who embrace daka as a lifestyle. The so-called daka zu – “daka tribes” – can be found roaming Chongqing and other cities, checking in at as many hot locations as possible within a single day. Guides can be found online, to show the most efficient ways to achieve this. Companies offer “daka tours”. Douyin users can use the app to create “daka videos”: super-speed slideshows of themselves at daka sites.
Một văn hóa nhóm đã phát triển những người trẻ tuổi bám lấy daka như một lối sống. Cái gọi là daka zu – “những bộ lạc daka” – có thể được thấy đang di chuyển ở Trùng Khánh và các thành phố khác, check in tại càng nhiều địa điểm nóng nhất có thể trong cùng một ngày. Những dòng hướng dẫn có thể được tìm thấy trên mạng, để tìm ra những cách hiệu quả nhất để đạt được điều này. Các công ty cung cấp “tour du lịch daka”. Người dùng Douyin có thể sử dụng ứng dụng này để tạo các “video daka”: mà trình chiếu siêu tốc độ của chính họ tại các trang web daka.
Riding the tide – Chấp nhận xu hướng
Just as shops and restaurants in other countries try to attract customers with decorations that might be a backdrop for Instagrammable pictures, those in China try to make themselves as daka-friendly as possible: a coffee shop in Beijing built inside a shipping container, for example. Having enjoyed a surge of Douyin-inspired customers for as little as a month or so, some businesses close up shop and move elsewhere to capture another wave.
Giống như các cửa hàng và nhà hàng ở các quốc gia khác cố gắng thu hút khách hàng bằng đồ trang trí có thể là phông nền cho các bức ảnh có thể đăng lên Instagram, những nhà hàng và cửa hàng ở Trung Quốc cố gắng làm cho mình càng thân thiện với xu hướng daka càng tốt: ví dụ, một quán cà phê được xây dựng trong một container. Sau khi tận hưởng một đợt gia tăng những khách hàng được truyền cảm hứng từ Douyin trong khoảng một tháng hoặc lâu hơn, một số doanh nghiệp dừng hoạt động và chuyển đi nơi khác để bắt được một làn sóng khác.
The daka craze may have practical origins. China’s young urban professionals have little vacation time. In their first year at a company, employees can expect at most one day of vacation (other than public holidays). They are routinely expected to work overtime for no pay. So workers need to make the most of their limited leisure time. Douyin captures the mood with its slogan: “Make every second count.”
Cơn sốt daka có thể có nguồn gốc thực tế của nó. Các chuyên gia trẻ tại các đô thị Trung Quốc có ít thời gian nghỉ ngơi. Trong năm đầu tiên họ làm việc tại một công ty, các nhân viên có thể mong đợi nhiều nhất là một ngày nghỉ (trừ những ngày lễ). Họ thường xuyên phải làm thêm giờ mà không được trả lương. Vì vậy, người lao động cần tận dụng tối đa số thời gian rảnh hạn chế của họ. Douyin nắm bắt tâm trạng này với khẩu hiệu: “Hãy tận dụng từng giây.”
photogenic spot /ˌfəʊ.təˈdʒen.ɪk/ (n): địa điểm ăn ảnh
register /ˈredʒ.ɪ.stər/ [B1] (v): đăng ký
well-crafted (adj): được thực hiện một cách công phu
subculture /ˈsʌbˌkʌl.tʃər/ (n): văn hóa nhóm
embrace /ɪmˈbreɪs/ [C1] (v): bám lấy, ôm lấy, chấp nhận
the so-called /ˌsəʊˈkɔːld/ [B2] (expression): cái được gọi là
tribe /traɪb/ [B2] (n): bộ lạc
roam /rəʊm/ (v): đi lang thang
ride the tide (idiom): chấp nhận một xu hướng
decoration /ˌdek.əˈreɪ.ʃən/ [B2] (n): đồ trang trí
backdrop /ˈbæk.drɒp/ (n): phông nền
inspire /ɪnˈspaɪər/ [B2] (v): truyền cảm hứng
close up shop (v): (doanh nghiệp) dừng hoạt động
routinely /ruːˈtiːn.li/ (adv): thường xuyên
mood /muːd/ [B1] (n): tâm trạng
slogan /ˈsləʊ.ɡən/ [C1] (n): khẩu hiệu
ỦNG HỘ READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0947.886.865 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012704060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead
Mai Thi Cam Nhung+1
Thanh Vy +1
Mì cởi truồng +1
Lạc hoa + 1
Võ Thành Luân +1
Nguyễn Thị Sen+1