Họ đã khiến chúng ta phụ thuộc vào công nghệ, bây giờ họ lại muốn giúp chúng ta“cai sữa” – bằng cách sử dụng công nghệ cao hơn. Phải chăng đây là một thương vụ kinh doanh chứ chẳng có gì tốt đẹp?
Worried about the hours you spend scrolling your phone, sinking into despair, gazing at glamorous Instagrammers leaning against palm trees while you try to get out of bed?
Liệu bạn có lo lắng về hàng giờ đồng hồ mà bạn dành để kéo màn hình điện thoại, chìm vào tuyệt vọng, nhìn chằm chằm vào những Instagrammer quyến rũ đứng dựa vào những cây cọ trong khi bạn cố gắng ra khỏi giường?
Worry no longer: help is coming. And it’s coming from, um, Google. Yes, that’s right. Google is now trying to improve our “digital wellbeing’” by making our phones less addictive. Its newest version of Android includes an array of features with the stated aim of keeping us from our phones.
Đừng lo: bạn sẽ được giúp đỡ. Và sự giúp đỡ đó đến từ, ừm, Google. Vâng đúng rồi đấy. Google hiện đang cố gắng cải thiện “sự an lành kỹ thuật số” của chúng ta bằng cách làm cho điện thoại của chúng ta ít gây nghiện hơn. Phiên bản Android mới nhất của họ bao gồm một loạt các tính năng với mục đích vừa nêu là giữ chúng ta tránh xa khỏi điện thoại của mình.
Among the many latest additions is a “dashboard” app that tells you at a glance how – and how often – you’ve been using your phone. It will enable you to set time limits via an app timer, and give you warnings when you’ve been using it for too long.
Trong số nhiều bổ sung mới nhất là ứng dụng “trang tổng quan” nhanh chóng cho bạn biết cách thức – và tần suất – bạn sử dụng điện thoại của mình. Tính năng này sẽ cho phép bạn đặt giới hạn thời gian thông qua bộ hẹn giờ của ứng dụng và cung cấp cho bạn các cảnh báo khi bạn sử dụng nó quá lâu.
This is Google doing what it always does. It is trying to be the solution to every aspect of our lives. It already wants to be our librarian, our encyclopedia, our dictionary, our map, our navigator, our wallet, our postman, our calendar, our newsagent, and now it wants to be our therapist. It wants us to believe it’s on our side.
Đây là điều mà Google vẫn luôn làm. Họ cố gắng trở thành giải pháp cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Họ đã muốn trở thành người quản thư, bách khoa toàn thư, từ điển, bản đồ, người chỉ đường, ví tiền, người đưa thư, lịch, tạp chí của chúng ta và bây giờ họ muốn trở thành bác sĩ trị liệu của chúng ta. Họ muốn chúng ta tin rằng họ đứng về phía chúng ta.
There is something suspect about deploying more technology to use less technology. And something ironic about a company that fuels our tech addiction telling us that it holds the key to weaning us off it. It doubles as good PR, and pre-empts any future criticism about corporate irresponsibility.
Có cái gì đó đáng nghi ngờ về việc triển khai công nghệ cao hơn để sử dụng ít công nghệ đi. Và một điều gì đó thật mỉa mai về một công ty đã khiến chúng ta nghiện công nghệ giờ lại nói với chúng ta rằng họ nắm giữ chìa khóa để “cai sữa” cho chúng ta. Sự nghi ngờ tăng gấp đôi bởi họ có chiến dịch PR tốt, và xóa bỏ trước bất kỳ lời chỉ trích nào trong tương lai về sự vô trách nhiệm của công ty.
Google may be the world’s most valuable brand, but it is has been consistentlydogged bycriticisms including over privacy, search neutrality and paying its fair share of tax. Amid a new era of scepticism towards the privacy-neglecting practices of Silicon Valley behemoths and awareness of technology’s potential harm to our mental health, Google’s move looks like a classic attempt to get ahead of the game. People no longer want a life-work balance, they want a life-tech balance. And Google is here to assist.
Google có thể là thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới, nhưng hãng này thường xuyên gặp phải những lời chỉ trích bao gồm cả tính bảo mật, tìm kiếm trung lập và phần đóng thuế công bằng. Giữa một thời kỳ hoài nghi mới đối với các chính sách phớt lờ quyền riêng tư của những ông lớn Thung lũng Silicon và nhận thức về tác hại tiềm tàng của công nghệ đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta, động thái của Google giống như một nỗ lực kinh điển để đi trước thời đại. Mọi người không còn muốn có một sự cân bằng cuộc sống-công việc, họ muốn có một sự cân bằng giữa công nghệ và cuộc sống. Và Google sẵn sàng để hỗ trợ.
“Seventy percent of people want more help striking this balance,” said Sameer Samat, vice-president of product management at Google at its annual showcase last Tuesday. So they could be seen to be acting as the will of the people, a wise move for a company which boasts – for its search engine alone – way over a billion users.
“Bảy mươi phần trăm mọi người muốn được giúp đỡ nhiều hơn để đạtđượcsựcân bằng này”, Sameer Samat, phó giám đốc quản lý sản phẩm của Google cho biết tại buổi trưng bày hàng năm vào thứ Ba tuần trước. Vì vậy, Google có thể được coi là đang hành động như ý chí của người dân, một động thái khôn ngoan cho một công ty vốn tự hào – chỉ riêng về công cụ tìm kiếm của mình – với hơn một tỷ người dùng.
The trouble is that while Google professes toacknowledge the dangers of technology taking over our lives, it keeps on seeking new ways for, well, technology to take over our lives. At the very same showcase, it unveiled something else it is working on. A Google Assistant, straight out of a sci-fi movie: a type of AI that makes phone calls on your behalf.
Vấn đề là trong khi Google tuyên bố rằng họ thừa nhận sự nguy hiểm của việc công nghệ tiếp quản cuộc sống của chúng ta, họ vẫn tiếp tục tìm kiếm những cách thức mới để, vâng, khiến công nghệ tiếp quản cuộc sống của chúng ta. Tại ngay buổi trưng bày trên, họ hé lộ một cái gì đó khác mà họ đang làm. Trợ lý Google, [lấy ý tưởng] trực tiếp từ một bộ phim khoa học viễn tưởng: một loại trí tuệ nhân tạo thực hiện cuộc gọi điện thoại nhân danh bạn.
An audience of tech fans watched with palpable joy as Google CEO Sundar Pichai showed a demo of Google Assistant booking a hair appointment over the phone. The bit that really got them when the “assistant” dropped a casuallyaffirmative “mmm-hmm” into the call. Pichai told the crowd, “The amazing thing is that Assistant can actually understand the nuances of conversation.” It also unveiled Google Lens, a visual search tool that looks for information in the objects around you, and showed a demo of it identifying everything in your friend’s apartment, even the blurb of a Zadie Smith novel. (Zadie Smith, as a self-described “luddite abstainer”, was a brave choice.)
Khán giả – những người hâm mộ công nghệ – đã theo dõi [buổi trình diễn] với niềm vui trông thấy khi CEO Sundar Pichai của Google trình diễn một bản demo của Trợ lý Google đặt một cuộc hẹn làm tóc qua điện thoại. Điều thực sự thu hút khán giả là khi “trợ lý” tình cờ đưa ra lời khẳng định “mmm-hmm” vào cuộc gọi. Pichai nói với đám đông: “Điều tuyệt vời là Trợ lý thực sự có thể hiểu được sắc thái của cuộc trò chuyện.” Họ cũng tiết lộ Google Lens, một công cụ tìm kiếm hình ảnh tìm kiếm thông tin từ các đối tượng xung quanh bạn và làm một bản demo về việc nhận diện mọi thứ trong căn hộ của bạn mình, thậm chí là một lời quảng cáo về cuốn tiểu thuyết của Zadie Smith. (Zadie Smith, người tự miêu tả mình là một “kẻ kiêng cữ bảo thủ”, là một lựa chọn dũng cảm.)
Ultimately, it looks like Google is ready to wean us off our phone addiction because tech is no longer just about phones and laptops. Google’s ultimate prize is to be involved with every aspect of your life. Like an parent, it wants you to sit down and take it easy, as it does everything for you, even phone the hairdresser. It wants to know everything about you. It wants, quite literally, to get inside your eyeballs. And it will sell us this, the way it sells everything: without us even noticing. It will make something so convenient that we’ll wonder how we got by without it.
Rốt cuộc, có vẻ như Google đã sẵn sàng để cai nghiện điện thoại cho chúng ta bởi vì công nghệ không còn chỉ là về điện thoại và máy tính xách tay. Phần thưởng cuối cùng mà Google hướng đến là tham gia vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Giống như một ông bố (bà mẹ), họ muốn bạn ngồi xuống và thấy mọi thứ thật dễ dàng, vì họ làm mọi thứ cho bạn, thậm chí gọi điện cho thợ làm tóc. Họ muốn biết mọi thứ về bạn. Họ muốn, theo đúng nghĩa đen, nhìn vào bên trong nhãn cầu của bạn. Và họ sẽ bán cho chúng ta điều này, cách mà họ bán tất cả mọi thứ: mà chúng ta thậm chí không hề nhận thấy. Họ sẽ làm ra một cái gì đó rất thuận tiện đến nỗi mà chúng tôi phải sẽ tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể sống được mà không có nó.
In the name of convenience, Google is not just mining our data, it is eroding our unique humanity. We need a time-out. Technology is evolving far faster than we are. We need to be asking Google bigger questions than: “Can you book my hair appointment?” Starting with: if tech can do everything we can do, what is the point of us?
Dưới danh nghĩa của sự tiện lợi, Google không chỉ khai thác dữ liệu của chúng ta, họ đang làm xói mòn nhân cách của chúng ta. Chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi. Công nghệ đang phát triển nhanh hơn chúng ta. Chúng ta cần hỏi Google những câu hỏi lớn hơn là: “Bạn có thể đặt hẹn làm tóc cho tôi không?” Bắt đầu với: nếu công nghệ có thể làm mọi thứ chúng ta có thể làm, ý nghĩa của chúng ta là gì?