ASOS, the popular and rapidly growing British online fashion retailer, has announced a major new change in the products it will – or rather won’t – carry.
ASOS, nhà bán lẻ thời trang trực tuyến nổi tiếng và phát triển nhanh của Anh, đã công bố một thay đổi lớn mới trong các sản phẩm mà họ sẽ – hay đúng hơn là sẽ không – sản xuất.
Under pressure from the animal-welfare group PETA, the company has joined the likes of Zara, H&M, Gap, and others in ditchingmohair, but it’s also going a few steps further. The company’s new policy will ban products using cashmere, silk, feathers, bone, horn, shell (including mother of pearl), and teeth from ASOS’s websites too. It will be fully in effect by the end of January 2019.
Chịu áp lực từ nhóm phúc lợi cho động vật PETA, công ty đã tham gia vào với những công ty như Zara, H&M, Gap, và nhiều hãng khác trong việc loại bỏ trang phục từ lông cừu, nhưng họ cũng sẽ tiến thêm một vài bước nữa. Chính sách mới của công ty sẽ cấm các sản phẩm sử dụng lông cừu, lụa, lông vũ, xương, sừng, vỏ sò (kể cả trai) và răng [động vật] [được đăng tải] trên các trang web của ASOS. Nó sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào cuối tháng 1 năm 2019.
But one banned material in the list has caused some to pause: Silk, which is made by silkworms.
Nhưng một nguyên liệu bị cấm trong danh sách này đã khiến một số người phải suy nghĩ: lụa tơ tằm, được làm từ con tằm.
“They’re insects,” said one shopper interviewed on a high street by the BBC. Thomas, 33, told the BBC he was “delighted” by ASOS’s other bans – “anything that discourages the hurting or harming of any animal is good” – but was confused by the concern for silkworms. “I think sentient animals definitely, but things like worms – it’s not going to be such a big deal, is it?”
“Chúng là côn trùng cơ mà,” một người mua hàng được BBC phỏng vấn trên một con đường cao tốc nói. Thomas, 33 tuổi, nói với BBC rằng ông “rất vui mừng” bởi những lệnh cấm khác của ASOS – “bất cứ điều gì làm ngăn cản việc làm đau hoặc làm tổn hại đến bất kỳ con vật nào cũng là tốt” – nhưng ông bối rối trước sự quan tâm về con tằm. “Tôi nghĩ chắc chắn chúng là động vật có chi giác, nhưng những thứ như giun – sẽ không phải là một vấn đề lớn đến như vậy, phải không?”
[metaslider id=”9680″]
The logic of ASOS’s choice to cease using most of these animal-derived materials is evident. There are awful stories about animal abuse in the farming of mohair and feathers. The boom of the cashmere industry has had serious environmental consequences. Bone, horn, and teeth, which are typically used for things like buttons, often require a mammal dying. (ASOS, incidentally, already did not sell real fur, and says it will only use leather that is a byproduct of the meat industry and wool from suppliers with good animal husbandry.)
Logic cho việc ASOS ngừng sử dụng hầu hết các vật liệu có nguồn gốc từ động vật là hiển nhiên. Có những câu chuyện khủng khiếp về việc lạm dụng động vật trong việc lấy lông cừu và lông vũ. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp lông cừu đã có hậu quả nghiêm trọng về môi trường. [Việc lấy đi] xương, sừng và răng, thường được sử dụng cho những thứ như khuy cài, thường khiến cho con vật phải chết. (ASOS, một cách tình cờ, đã không bán lông thú thật, và nói rằng hõ sẽ chỉ sử dụng da là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt và len từ các nhà cung cấp có chính sách chăm sóc động vật tốt.)
But why silk? And should this be the next product that a conscious consumer must give up?
Nhưng tại sao lại là lụa? Và liệu đây có phải là sản phẩm tiếp theo mà những người tiêu dùng tỉnh táo phải từ bỏ không?
As with almost anything we wear, buy, or eat, the ethics of wearing or eschewing silk aren’t entirely straightforward, and a person’s decision ultimately comes down to what factors matter most to them. Here are some considerations to keep in mind when making your own decision:
Như với hầu hết mọi thứ chúng ta mặc, mua, hoặc ăn, vấn đề đạo đức trong việc mặc hay không mặc [quần áo từ] lụa không hoàn toàn đơn giản, và quyết định của một người cuối cùng phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng nhất đối với họ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi đưa ra quyết định của riêng bạn:
HOW IS SILK MADE? – LỤA ĐƯỢC LÀM RA NHƯ THẾ NÀO?
There’s no getting around this: Silkworms die to produce silk.
Không có gì quanh co với vấn đề này: con tằm phải chết trong quá trình sản xuất tơ lụa.
There are different types of silk, but the variety we generally refer to when we talk about silk – the one used for stunningsaris or flowydresses – comes from the mulberrysilkworm, Bombyx mori. It isn’t actually a worm; it’s a mulberry-leaf-munching moth pupa. It spins silk to make the cocoon for its transformation into its adult form as a winged moth.
Có nhiều loại tơ khác nhau, nhưng thứ mà chúng ta thường đề cập đến khi chúng ta nói về lụa – một loại được sử dụng cho các trang phục saris tuyệt đẹp hoặc váy đầm – đến từ dâu tằm, Bombyx mori. Nó không thực sự là một con sâu; đó là một con nhộng ăn lá dâu. Nó quay tơ để làm kén cho việc biến đổi thành hình dạng trưởng thành của nó như một con sâu bướm có cánh.
That silken cocoon is what silk producers are after, and they want it intact. Once the worm has spun it, but before it’s able to break out and damage it, silk producers will treat the cocoon with hot air, steam, or boiling water, in a process called “stifling.” In sunny, tropical areas, it might also be done by placing the cocoons in bright sunshine. These processes make the cocoon easier to unwind in a single, unbroken filament that can be woven into silk thread.
Cái kén lụa đó là những gì mà những người sản xuất lụa theo đuổi, và họ muốn nó được nguyên vẹn. Khi sâu đã quay tơ, nhưng trước khi nó có thể phá vỡ và phá hủy cái kén, người làm tơ lụa sẽ xử lý kén bằng không khí nóng, hơi nước hoặc nước sôi, trong một quá trình gọi là “ươm tơ”. Ở những khu vực nhiều nắng vùng nhiệt đới, việc này cũng được thực hiện bằng cách đặt kén dưới ánh sáng mặt trời. Những quy trình này làm cho kén dễ dàng hơn trong việc tháo lớp kén ra dưới dạng một sợi dây đơn, không đứt đoạn mà có thể được dệt thành sợi tơ.
But when you dip the cocoon in boiling water or bake it with hot air, you’re killing the pupa inside. And huge amounts of pupa are killed in these ways to make the world’s silk. To make one pound of the lustrous, revered material requires about 2,500 or more silkworms.
Nhưng khi bạn nhúng kén trong nước sôi hoặc nấu nó bằng không khí nóng, bạn giết chết con nhộng bên trong. Và một lượng lớn nhộng bị giết theo những cách này để làm lụa sử dụng thế giới. Để làm ra một pound (0,4 kg) vật liệu óng ánh, đáng trân trọng này cần khoảng 2.500 con tằm hoặc nhiều hơn.
There is a variety of silk called Peace Silk, or Ahimsa Silk, that doesn’t involve stifling. But animal-welfare advocates, including PETA, are skeptical of how humane this method is. There’s no certification to make sure the process meets standards. One group in India reported female moths being stored in trays to lay eggs at one facility, while the males were “put into the refrigerator and kept in a semi-frozen condition” until they were brought out to mate. Once they could no longer mate, they were discarded.
Có nhiều loại lụa được gọi là Peace Silk, hoặc Ahimsa Silk, mà không cần quá trình ươm tơ. Nhưng những người ủng hộ phúc lợi động vật, bao gồm PETA, hoài nghi về tính nhân đạo của phương pháp này. Không có chứng nhận nào đảm bảo quy trình đáp ứng các tiêu chuẩn. Một nhóm người ở Ấn Độ nói rằng những con sâu bướm cái được giữ trong các khay để đẻ trứng tại một cơ sở, trong khi con đực được “đưa vào tủ lạnh và giữ trong điều kiện bán đông lạnh” cho đến khi chúng được đưa ra ngoài để giao phối. Một khi chúng không thể giao phối được nữa, chúng bị loại bỏ.
CAN SILKWORMS FEEL PAIN? – LIỆU CON TẰM CÓ BIẾT ĐAU?
If you set your ethical bar at whether a living thing died to produce a product, then silk is a fiber you’ll want to avoid.
Nếu bạn đặt thước đo đạo đức của mình vào việc con vật phải chết đi để sản xuất một sản phẩm thì lụa là chất sợi mà bạn sẽ muốn tránh.
But for many, like the man the BBC spoke with, the question is whether the living thing involved has the level of consciousness required to experience pain.
Nhưng đối với nhiều người, giống như người đàn ông mà BBC đã nói, câu hỏi đặt ra là liệu con vật sống có đủ khả năng nhận thức cần thiết để trải nghiệm đau đớn hay không.
Yes, silkworms are cooked in their cocoons, but do they suffer? PETA believes so. “Although worms can’t show their distress in ways that humans easily recognise, anyone who has ever seen earthworms become startled when their dark homes are uncovered must acknowledge that worms are sensitive,” it says. “They produce endorphins and have a physical response to pain.”
Vâng, con tằm bị nấu trong kén của chúng, nhưng chúng có bị đau không? PETA tin là có. “Mặc dù sâu tằm không thể thể hiện sự đau khổ của chúng theo những cách mà con người dễ dàng nhận ra, bất cứ ai từng thấy giun đất bị giật mình khi ngôi nhà tối tăm của chúng bị đào lên phải thừa nhận rằng giun (sâu) rất nhạy cảm”. “Chúng sản sinh ra endorphins và có phản ứng vật lý với cơn đau.”
The science isn’t so clear though. The release of endorphins, which happens in many animals, including humans, modifies the senses and helps us cope with pain. Earthworms have been found to produce endorphins, which does suggest a response of some sort to pain. But again, silkworms aren’t actually worms, so the earthworm example may not be a particularly useful indicator.
Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa chắc chắn về điều này. Sự giải phóng endorphin, xảy ra ở nhiều loài động vật, bao gồm cả con người, làm thay đổi các giác quan và giúp chúng ta đối phó với đau đớn. Người ta đã thấy giun đất đã sản sinh ra endorphins, điều cho thấy phản ứng với một số loại cơn đau. Nhưng một lần nữa, tằm không thực sự là giun (sâu), do đó, ví dụ giun đất có thể không phải là một so sánh đặc biệt hữu ích.
“So, what do these insects feel, if anything?” asked the animal-rights advocate Mark Hawthorne, in his 2013 book, Bleating Hearts: The Hidden World of Animal Suffering. “I put the question to Thomas Miller, an entomologist at the University of California – Riverside, who says that silkworms have a central nervous system, but that they lack structures equivalent to vertebrate pain receptors. ‘Bottom line,’ he says, ‘there is no evidence they experience what you call pain.’” (Hawthorne was skeptical of the answer because, he notes, scientists will occasionally come to one conclusion only to reverse it later as more evidence comes to light.)
“Vậy, loài côn trùng cảm thấy gì, nếu có?” Yêu cầu người ủng hộ quyền động vật Mark Hawthorne, trong cuốn sách năm 2013 của ông, Bleating Hearts: Thế giới của động vật bị xâm phạm. “Tôi đặt câu hỏi cho Thomas Miller, một nhà côn trùng học ở Đại học California – Riverside, người nói rằng tằm có hệ thống thần kinh trung ương, nhưng chúng thiếu cấu trúc tương đương với các thụ thể đau ở các động vật có xương sống. “Tóm lại,” ông nói, “không có bằng chứng rằng chúng (sâu tằm) trải nghiệm những gì chúng ta gọi là cơn đau.” “(Hawthorne đã hoài nghi câu trả lời bởi vì, ông lưu ý, các nhà khoa học đôi khi đi đến một kết luận để rồi đảo ngược nó sau khi có thêm bằng chứng được đưa ra ánh sáng.)
Some research indicates that invertebrates don’t experience pain as we understand it. But we aren’t able to determine exactly what they experience.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng động vật không xương sống không trải nghiệm cơn như cách mà chúng ta hiểu nó. Nhưng chúng ta không thể xác định chính xác những gì chúng trải nghiệm.
Last year, Gizmodo asked a group of neuroscientists, biologists, and entomologists what we understand about the way insects sense and experience the world. The general consensus was that, while they may recoil from harmful stimuli, they almost certainly don’t “feel” things the same way we do, and we can’t definitively say what they experience, including whether they feel pain.
Năm ngoái, Gizmodo đã hỏi một nhóm các nhà thần kinh học, nhà sinh vật học, và côn trùng học những gì chúng ta hiểu về cách côn trùng cảm nhận và trải nghiệm thế giới. Sự đồng thuận chung là, trong khi chúng có thể co lại trước các kích thích có hại, chúng gần như chắc chắn không “cảm nhận” mọi thứ giống như cách chúng ta làm, và chúng ta không thể nói chính xác những gì chúng trải nghiệm, bao gồm cả cảm giác đau.
The reality is that, right now, we don’t really have a clear answer on whether silkworms feel what we call pain.
Những người phản đối sử dụng tơ lụa sẽ chỉ ra những sự vụ khủng khiếp của việc [bóc lột] lao động trẻ em được thấy trong ngành công nghiệp lụa ở Ấn Độ và Uzbekistan.
[metaslider id=”8834″]
But sericulture, or the production of silk and rearing of silkworms, has also been an important part of certain cultures for centuries, especially in India and China, the world’s biggest silk producers. In both countries today it still provides livelihoods to a large number of people.
Nhưng nghề làm tơ tằm, hay việc sản xuất tơ tằm và nuôi tằm, cũng là một phần quan trọng của một số nền văn hóa nhất định trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, những nhà sản xuất lụa lớn nhất thế giới. Ở cả hai quốc gia ngày nay nó vẫn là kếsinh nhai cho rất nhiều người dân.
In rural areas of India, in particular, the work it offers can be invaluable, especially for women. “The sericulture industry has opened up phenomenal employment avenues and helped women to become important players in the decision-making process – whether in the household or in the community at large,” wrote the author of one study of a South Indian village. Another concluded that the work women found in sericulture had positive spillover effects on education and nutrition in their households.
Đặc biệt, ở nhiều khu vực nông thôn của Ấn Độ, công việc mà ngành tơ lụa mang lại có thể là vô giá, đặc biệt là đối với phụ nữ. “Ngành công nghiệp tơ lụa đã mở ra con đường việc làm mang tính hiện tượng và giúp phụ nữ trở thành những người đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định – dù trong gia đình hay trong cộng đồng nói chung”, tác giả của một nghiên cứu của một ngôi làng ở miền Nam Ấn Độ viết. Một kết luận khác rằng công việc mà phụ nữ làm trong nghề tơ tằm có hiệu ứng lan tỏa tích cực về giáo dục và dinh dưỡng trong hộ gia đình của họ.
If you’re buying silk from a big brand, however, it’s probably coming from an industrial facility in China. Often brands themselves aren’t even sure where their materials originate.
Tuy nhiên, nếu bạn đang mua lụa từ một thương hiệu lớn thì có lẽ nó đến từ một cơ sở công nghiệp ở Trung Quốc. Thông thường, các thương hiệu thậm chí không chắc chắn nguồn gốc của chúng bắt nguồn từ đâu.
WHAT ARE THE ALTERNATIVES TO SILK? – NHỮNG SẢN PHẨM THAY THẾ CHO TƠ LỤA?
If you decide you’d rather not wear silk, there are man-made alternatives you might consider as substitutes. Unfortunately these may not be any better, ethically speaking.
Nếu bạn quyết định không muốn mặc trang phục từ lụa, có những sự thay thế nhân tạo mà bạn có thể xem xét. Thật không may, những thứ này có thể cũng chẳng tốt giừ hơn, về mặt đạo đức mà nói.
The main one is rayon, also called viscose, the first-ever man-made fiber. It was developed as a silk substitute in the late 19th century, and is made of regenerated and purified cellulose, usually derived from wood pulp. Despite its main ingredient being plant-based, the process to manufacture it requires highly toxic chemicals. Last year, a report linked H&M, Zara, and Marks & Spencer to viscose factories in China, India, and Indonesia that were causing severe environmental pollution and harming the health of nearby communities.
Một trong những sản phẩm thay thế chính là rayon, còn được gọi là viscose, loại sợi nhân tạo đầu tiên. Nó được phát triển như một chất thay thế lụa vào cuối thế kỷ 19, và được làm bằng cellulose tái sinh và tinh chế, thường được lấy từ bột giấy. Mặc dù thành phần chính của nó dựa trên thực vật, quá trình sản xuất nó cần có các hóa chất có tính độc hại cao. Năm ngoái, một báo cáo đã liên hệ H&M, Zara, và Marks & Spencer với các nhà máy viscose ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm tổn hại đến sức khỏe của các cộng đồng lân cận.
You could also consider some varieties of polyester, but polyester has been found to tiny plastic fibers when washed that end up in waterways, and ultimately, in fish. Microfiber pollution is now recognized as a serious and still growing problem. Even cotton, a thirsty crop and a material that is very hard to recycle, doesn’t come entirely guilt-free.
Bạn cũng có thể xem xét một số loại polyester, nhưng người ta đã tìm thấy ở polyester những sợi nhựa siêu nhỏ khi rửa mà cuối cùng sẽ đi vào đường nước, và cuối cùng, vào trong cá. Ô nhiễm từ các sợi siêu nhỏ hiện nay được công nhận là một vấn đề nghiêm trọng và đang ra tăng. Ngay cả bông, một loại cây trồng ưa nước và một loại vật liệu rất khó tái chế, cũng không hoàn toàn vô tội.
IT’S COMPLICATED – THẬT LÀ PHỨC TẠP
So, is it ethical to wear silk? By now it’s probably evident that there’s no one clear answer. It depends on your own personal values and priorities and how you weigh them against one another.
Vì vậy, liệu mặc trang phục từ lụa có phải là một vấn đề đạo đức? Ngay giờ đây chúng ta có thể thấy rõ rằng không có một câu trả lời rõ ràng nào. Nó phụ thuộc vào những giá trị và ưu tiên cá nhân của riêng bạn và cách bạn so sánh chúng với nhau.
It’s worth remembering, though, that just about any product comes with its own set of ethical tradeoffs. As Clare Press wrote in Vogue of the materials that ASOS banned, “Everything comes with a cost of some sort.”
Tuy nhiên, điều đáng ghi nhớ là bất kỳ sản phẩm nào cũng đi kèm với cái giá đạo đức của riêng nó. Như Clare Press đã viết trong cuốn sách về các nguyên liệu mà ASOS cấm, “Tất cả mọi thứ đều có cái giá của nó.”
entomologist /ˌentəˈmɒlədʒist/ (n): nhà côn trùng học
equivalentto /ɪˈkwɪvələnt/ [C1] (adj): tương đương với
vertebrate /ˈvɜːtɪbrət/ (n): động vật có xương sống
invertebrate /ɪnˈvɜːtɪbrət/ (n): động vật không xương sống
receptor /rɪˈseptər/ (n): thụ thể
neuroscientist /ˌnjʊərəʊˈsaɪəntɪst/ (n): nhà thần kinh học
consensus /kənˈsensəs/ (n): sự đồng thuận
recoil /rɪˈkɔɪl/ (v): lùi lại trước cái gì đó đáng sợ hoặc nguy hiểm
definitively /dɪˈfɪnɪtɪvli/ (adv): chính xác, chắc chắn
detractor /dɪˈtræk.tər/ (n): người phản đối, người chỉ trích
sericulture /ˈserɪkʌltʃər/ (n): nghề làm tơ tằm
livelihood /ˈlaɪvlihʊd/ (n): kế sinh nhai
phenomenal /fəˈnɒmɪnəl/ [C2] (adj): mang tính hiện tượng, đặc biệt thành công
spillover effect /ˈspɪlˌəʊvər/ (n): hiệu ứng lan tỏa
alternative /ɒlˈtɜːnətɪv/ [B2] (n): sự thay thế
substitute /ˈsʌbstɪtʃuːt/ [B2] (n): sự thay thế
regenerate /rɪˈdʒenəreɪt/ (v): tái tạo
purify /ˈpjʊərɪfaɪ/ (v): tinh chế
ỦNG HỘ READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0947.886.865 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012704060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead
Very good