Oil prices crashed by as much as 30 per cent after Saudi Arabia fired the first shots in a price war, in crude’s biggest one-day fall since the early 1990s Gulf war.
Giá dầu đã giảm mạnh tới 30% sau khi Ả Rập Saudi nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chiến giá dầu, với mức giảm giá dầu thô mạnh nhất trong một ngày kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu những năm 1990.
Riyadh’s threat to discount its crude and raise production prompted the price of Brent crude, the international oil marker, to fall to as low as $31.02 a barrel. West Texas Intermediate, the US benchmark, fell to $27.71 a barrel.
Lời đe dọa của Riyadh trong việc giảm giá dầu thô và tăng sản lượng đã khiến giá dầu Brent, [thứ được lấy làm] thước đo cho giá dầu quốc tế, giảm xuống mức thấp nhất là 31,02 USD / thùng. West Texas Intermediate (còn gọi là “dầu thôi ngọt nhẹ Texas”), tham chiếu [giá dầu] của Mỹ, giảm xuống còn 27,71 USD / thùng.
But why did the world’s top exporter decide to move so aggressively, with demand reeling from the coronavirus crisis? And what does it mean for the wider oil industry?
Nhưng tại sao nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới lại có nước đi hung hăng như vậy, khi mà nhu cầu về dầu đã giảm mạnh từ cuộc khủng hoảng virus corona? Và điều đó có ý nghĩa gì đối với ngành dầu khí nói chung?
Why is Saudi Arabia launching a price war? – Tại sao Ả Rập Saudi lại phát động cuộc chiến giá cả?
Saudi Arabia had wanted to lead OPEC and Russia in making deeper cuts to oil production to support crude prices in the face of the coronavirus outbreak, which has disrupted global economic activity. But when Russia baulkedat the plan, the Gulf kingdom turned on an ally it had worked with to prop up the oil market since 2016.
Ả Rập Saudi đã muốn lãnh đạo OPEC và Nga trong việc cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn để hỗ trợ giá dầu thô trướcsự bùng phát của virus corona, làm gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu. Nhưng khi Nga không đồng tình với kế hoạch này, vương quốc vùng Vịnh đã tấn công đồng minh mà họ đã hợp tác để thúc đẩy thị trường dầu mỏ kể từ năm 2016.
Riyadh responded by raising production and offering its crude at steep discounts. Analysts said that was an attempt to punish Russia for abandoning the so-called OPEC+ alliance.
Riyadh phản ứng bằng cách tăng sản lượng và bán dầu thô với mức giảm giá sâu. Các nhà phân tích cho rằng đó là một nỗ lực trừng để phạt Nga vì đã từ bỏ cái gọi làliên minh OPEC+.
Saudi Arabia may also have wished to cement its position as the world’s top oil exporter, analysts added. The move demonstrated that Riyadh was willing to openly take on Russia and other higher cost producers.
Các nhà phân tích cho biết Ả Rập Saudi cũng có thể muốn củng cố vị thế nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới. Động thái này cho thấy Riyadh sẵn sàng công khai tấn công Nga và các nhà sản xuất khác có chi phí cao hơn.
“There was a consensus among OPEC [to cut production]. Russia objected and has said that from April 1 everyone can produce whatever they like. So the kingdom too is exercising its right,” said one person familiar with Saudi oil policy.
“Trong OPEC, [các quốc gia thành viên] đồng thuận [trong việc cắt giảm sản lượng]. Nga phản đối và đã nói rằng từ ngày 1 tháng 4 các nước có thể sản xuất dầu [theo số lượng] mà họ muốn. Vì vậy, vương quốc [Ả Rập] cũng đang thực thi quyền của mình,” theo một nguồn tin thân cận với chính sách dầu mỏ của Saudi.
Analysts have questioned the wisdom of Saudi Arabia’s approach. Its economy is not immune to a price crash, even if it believes it can win market share from its rivals.
Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận của Ả Rập Saudi. Nền kinh tế của họ không miễn dịchvới việc giá [dầu] giảm mạnh, ngay cả khi họ tin rằng họ có thể giành được thị phần từ các đối thủ của mình.
But under Mohammed bin Salman, crown prince, the kingdom has gained a reputation for risky and unpredictable moves when it has felt the need to assert itself.
Nhưng dưới thời thái tử Mohammed bin Salman, vương quốc này đã nổi tiếng với những động thái mạo hiểm và khó lường khi cảm thấy cần phải tự khẳng định mình.
Why did Russia not agree to cut production? – Tại sao Nga không đồng ý cắt giảm sản lượng?
Russia said it wanted to see the full impact of the coronavirus on oil demand before taking action.
Nga cho biết họ muốn thấy tác động đầy đủ của virus corona tới nhu cầu về dầu trước khi hành động.
But Moscow has also been keen to test the US shale industry. It believes that cutting output would only hand a lifeline to a sector whose growth has turned the US into the world’s largest oil producer, gaining customers at Russia’s expense.
Nhưng Moscow cũng rất muốn thử nghiệm ngành công nghiệp [dầu] đá phiến của Mỹ. Người Nga tin rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ chỉ mang lại một cứu cánh cho một lĩnh vực mà sự tăng trưởng của nó đã biến Mỹ thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cướp đi khách hàng của Nga.
US sanctions on Russian energy companies, including those that targeted the trading arm of state-backed oil champion Rosneft last month, and attempts to halt the Nord Stream 2 gas pipeline to Germany, have infuriated the Kremlin.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty năng lượng của Nga, bao gồm cả những biện pháp nhắm vào nhánh giao dịch của nhà vô địch dầu mỏ Rosneft do nhà nước hậu thuẫn hồi tháng trước, và những nỗ lực ngăn chặn đường ống dẫn khí Nord Stream 2 tới Đức, đã khiến Kremlin tức giận.
US shale has struggled to be profitable despite its growth over the past decade. People briefedon Moscow’s strategy said Russia thought there was an opportunity to hurt the US oil industry.
Ngành dầu đá phiến của Mỹ đã phải vật lộn để có lợi nhuận bất chấp sự tăng trưởng của nó trong suốt thập kỷ qua. Tóm lại, Nga nghĩ rằng họ có cơ hội gây tổn thương cho ngành công nghiệp dầu mỏ Hoa Kỳ.
“The total volume of oil that was reduced as a result of the repeated extension of the OPEC+ agreement was completely and quickly replaced in the world market with American shale oil,” a spokesman for Rosneft said on Sunday.
“Tổng số lượng dầu bị cắt giảm do việc liên tục gia hạn thỏa thuận OPEC+ đã hoàn toàn và nhanh chóng bị thay thế trên thị trường thế giới bởi dầu đá phiến của Mỹ,” một phát ngôn viên của Rosneft cho biết hôm Chủ nhật.
Saudi Arabia’s approach to a possible deal with Russia was a take-it-or-leave-it demand to join them in reducing an additional 1.5m barrels a day, taking total cuts to 3.6m b/d or roughly 4 per cent of global supply. That is thought to have riled Moscow, which does not see itself as a junior partner.
Cách tiếp cận của Ả Rập Saudi để đạt được một thỏa thuận với Nga là đề nghị cuối cùng buộc [Ngaphải cùng họ] cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày, giảm tổng sản lượng xuống còn 3,6 triệu thùng/ngày tương đương khoảng 4% nguồn cung toàn cầu. Điều đó được cho là đã khiến Moscow giận dữ, [vì Nga] vốn không coi mình là kẻ yếu thế [trước Ả Rập Saudi].
prompt /prɒmpt/ [C2] (v): thúc đẩy, khiến cho điều gì xảy ra
benchmark /ˈbentʃ.mɑːk/ (n): mốc tham chiếu
reel /rɪəl/ (v): quay cuồng
in the face of sth [C2] (pre): trước tình trạng gì
outbreak /ˈaʊt.breɪk/ [C2] (n): sự bùng phát
baulkat (a plan) /bɔːk/ (v): không sẵn lòng làm theo một kế hoạch
turn on sb (v): tấn công hoặc chỉ trích ai đó một cách bất ngờ
prop up /prɒp/ (v): thúc đẩy
steep /stiːp/ [C1] (adj): dốc
the so-called /ˌsəʊˈkɔːld/ [B2] (expression): cái gọi là
alliance /əˈlaɪ.əns/ [C2] (n): liên minh
cement /sɪˈment/ (v): củng cố
demonstrate /ˈdem.ən.streɪt/ [B2] (v): cho thấy
openly /ˈəʊ.pən.li/ [C1] (adv): công khai
consensus /kənˈsen.səs/ [C2] (n): sự đồng thuận
object /ˈɒb.dʒɪkt/ [B1] (v): phản đối
exercise /ˈek.sə.saɪz/ [C2] (v): thực thi (quyền)
immune to sth /ɪˈmjuːn/ [C2] (adj): miễn dịch với cái gì
crown prince /ˌkraʊn ˈprɪns/ (n): thái tử trị vì
reputation /ˌrep.jəˈteɪ.ʃən/ [B2] (n): danh tiếng
assert oneself /əˈsɜːt/ [C2] (v): tự khẳng định mình
shale /ʃeɪl/ (n): đá phiến
lifeline /ˈlaɪf.laɪn/ (n): cứu cánh
atone’sexpense [C2] (expression): gây thiệt hại cho ai
halt /hɒlt/ (v): ngừng, làm tạm dừng
sanction /ˈsæŋk.ʃən/ (n): lệnh trừng phạt
infuriate /ɪnˈfjʊə.ri.eɪt/ (v): khiến ai đó tức giận
struggle to do sth /ˈstrʌɡ.əl/ [B2] (v): vật lộn trong việc làm gì
briefon sth /briːf/ (v): đưa ra chỉ dẫn chi tiết về điều gì
take-it-or-leave-it (expression): (lời đề nghị) cuối cùng
roughly /ˈrʌf.li/ [B2] (adv): khoảng
rile /raɪl/ (v): khiến ai đó giận dữ
junior partner /ˈdʒuː.ni.ər ˈpɑːt.nər/ (n): một thành viên trong một nhóm/tổ chức mà có ít quyền lực hơn những người khác trong nhóm đó
ỦNG HỘ READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0947.886.865 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012704060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead