Thứ ba, Tháng tư 29, 2025
Google search engine
HomeLIFESTYLE & CULTURETourismSkilled staff shortage cramp Vietnam’s upscale hotels

Skilled staff shortage cramp Vietnam’s upscale hotels

Upscale Vietnam hotels are struggling to hire and retain skilled staff, as even those with hospitality training switch careers.

Các khách sạn cao cấp ở Việt Nam đang phải vật lộn để thuê và giữ chân nhân viên có tay nghề cao, bởi ngay cả những người được đào tạo về nghề khách sạn cũng đổi việc.

Nguyen Huu Tho, chairman of Vietnam Tourism Association, estimated a 40 percent staff shortage in the hospitality industry.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ước tính mức thiếu hụt nhân viên trong ngành khách sạn lên tới 40%.

The hospitality industry is booming as tourist arrivals increase year after year and hotels spring up all over the country to meet rising demand.

Ngành khách sạn đang bùng nổ khi lượng khách du lịch tăng lên qua các năm và các khách sạn mọc lên khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

This also means a high demand for more staff, but hotels are struggling to find them, says Kenneth Atkinson, executive chairman of Grant Thornton Vietnam, market research firm.

Ông Kenneth Atkinson, chủ tịch điều hành của Grant Thornton Việt Nam, một công ty nghiên cứu thị trường nói rằng điều này cũng có nghĩa là nhu cầu [tuyển dụng] nhân viên cao hơn, nhưng các khách sạn đang phải vật lộn để tìm ra họ.

HotelJob.vn, one of the leading hospitality search services, is currently inviting applications for over 9,500 jobs, from janitors to managers.

HotelJob.vn, một trong những dịch vụ tìm kiếm khách sạn hàng đầu [Việt Nam], hiện đang mời các ứng dụng cho hơn 9.500 vị trí, từ lao công đến các nhà quản lý.

In tourism hotspots like Phu Quoc Island and Sapa, hotels are unable to get the staff they need, he told VnExpress International.

Tại các điểm nóng du lịch như đảo Phú Quốc và Sapa, các khách sạn không thể có đủ số nhân viên mà họ cần, ông [Kenneth] nói với VnExpress International.

In fact, many hotels all over the country are experiencing challenges in sourcing skilled Vietnamese persons to fill vacant positions, he said, adding that the shortage often results from people not continuing to pursue a career in hospitality despite being trained in the industry.

Trên thực tế, nhiều khách sạn trên cả nước đang trải qua những thách thức trong việc tìm nguồn cung ứng nhân viên Việt Nam có tay nghề để lấp đầy các chỗ trống, ông nói thêm rằng tình trạng thiếu hụt thường là kết quả của việc những nhiều không tiếp tục theo đuổi sự nghiệp khách sạn mặc dù được đào tạo trong ngành.

The shortage has resulted in strong competition between upscale hotels in travel hotspots that are having trouble retaining staff. The high labor turnover in the industry is making things very difficult for hotel managers.

Sự thiếu hụt đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn cao cấp ở các điểm nóng du lịch vốn đang gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên. Tỷ lệ người lao động bỏ việc cao trong ngành đang khiến mọi thứ trở nên rất khó khăn đối với các nhà quản lý khách sạn.

In Nha Trang, the famous beach city in central Vietnam, the CEO of 4-star Rosaka Hotel, Nguyen Anh Vu, said he had to recruit new staff every month as they switch easily to whichever hotel is offering better wages and benefits.

Tại Nha Trang, thành phố biển nổi tiếng miền Trung Việt Nam, CEO của khách sạn 4 sao Rosaka, ông Nguyễn Anh Vũ, cho biết ông phải tuyển dụng nhân viên mới mỗi tháng khi họ dễ dàng chuyển sang bất kỳ khách sạn nào có mức lương và phúc lợi tốt hơn.

“Even lowering the standard doesn’t help me to recruit enough people,” Vo told local press.

“Ngay cả việc hạ thấp tiêu chuẩn cũng không giúp tôi tuyển dụng đủ người,” ông Vũ nói với báo chí địa phương.

Nguyen Thi Hoa Le, chairwoman of the Peace Tour Company, said that even if staff at Phu Quoc are paid salaries 1.5 times higher than the average in other areas, it is very difficult to keep them.

Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, chủ tịch Công ty Du lịch Hòa bình, cho biết, ngay cả khi nhân viên ở Phú Quốc được trả lương cao hơn 1,5 lần so với mức trung bình ở các khu vực khác, thì cũng rất khó để giữ chân họ.

Low esteem – Lòng tự trọng

One of the reasons for the skilled staff shortage is that the hospitality industry in Vietnam is not an attractive career path to many.

Một trong những lý do cho sự thiếu hụt nhân viên có tay nghề cao là ngành khách sạn ở Việt Nam không phải là một con đường sự nghiệp hấp dẫn đối với nhiều người.

“Many Vietnamese people commence in hospitality and then leave for other industries,” said Craig Douglas, chairman of the HR working group under the Advisory Board for the Vietnam National Administration of Tourism.

“Nhiều người Việt Nam bắt đầu với nghề khách sạn và sau đó rời bỏ sang các ngành khác,” ông Craig Douglas, chủ tịch nhóm công tác về nhân sự thuộc Ban Cố vấn cho Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết.

“In many countries around the world, young people are excited and proud to work in hotels, but this is not generally the case in Vietnam, where service industries are somehow not regarded in the same way,” he said.

“Ở nhiều nước trên thế giới, trẻ tuổi rất háo hức và tự hào được làm việc trong các khách sạn, nhưng điều này thường không xảy ra ở Việt Nam, nơi mà ngành dịch vụ theo cách nào đó không được coi trọng như vậy”, ông nói.

Douglas also said that there is a shortage of qualified training schools relative to the growth in staff requirement at existing and new hotels.

Douglas cũng nói rằng có một sự thiếu hụt các trường đào tạo có trình độ liên quan đến sự tăng trưởng về nhu cầu nhân lực tại các khách sạn hiện có và các khách sạn mới.

The average staff per room required for upscale hotels is between 1.3 and 1.5, he said.

Tỷ lệ nhân viên trung bình cần thiết cho mỗi phòng đối với khách sạn cao cấp là vào khoảng 1,3 đến 1,5 [nhân viên/phòng], ông nói.

That means almost 25,000 employees are needed to service all 4-star and 5-star hotels that are operating or being built in Phu Quoc alone, he added.

Điều đó có nghĩa là cần có gần 25.000 nhân viên để phục vụ tất cả các khách sạn 4 sao và 5 sao đang hoạt động hoặc đang được xây dựng chỉ nói riêng ở Phú Quốc, ông nói thêm.

But, Le said, there is only one training school for tourism on the island.

Tuy nhiên, bà Lệ cho biết, chỉ có một trường đào tạo du lịch trên đảo.

Le said that to have enough employees in Phu Quoc, she has to recruit staff from all over the country and invite experts to come and train them.

Bà nói rằng để có đủ nhân viên ở Phú Quốc, bà phải tuyển dụng nhân viên từ khắp nơi trên đất nước và mời các chuyên gia đến và huấn luyện họ.

ASEAN employees – Nhân viên trong khối ASEAN

When there are no Vietnamese candidates available, employers will look to other employees from ASEAN countries like the Philippines and Malaysia, who have better language skills and are more price competitive, Atkinson said.

Khi không có ứng cử viên từ Việt Nam, các nhà tuyển dụng sẽ tìm đến các nhân viên khác từ các nước ASEAN như Philippines và Malaysia, những người có kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn và có giá cạnh tranh hơn, ông Atkinson nói.

The Mutual Recognition Arrangements for Tourism Professionals under the ASEAN Economic Community, which was established in 2015, has made it easier for hotels to employ staff from those countries, he added.

Thỏa thuận Công nhận Lẫn nhau đối với các Chuyên gia Du lịch thuộc [Hiệp định khung] Cộng đồng kinh tế ASEAN, được thành lập vào năm 2015, giúp các khách sạn dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng nhân viên từ các nước này, ông nói thêm.

He said hotels have to hire good staff in all circumstances, because a lack of skilled staff will make it difficult to provide quality service to the guests, Atkinson said.

Ông cho biết các khách sạn phải thuê nhân viên giỏi trong mọi hoàn cảnh, bởi vì thiếu nhân viên có tay nghề cao sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp dịch vụ chất lượng tới khách hàng.

“If guests do not get the standard of service that they require then the industry will get a bad name internationally, which will negatively impact on the flow of foreign visitors and returning visitors to Vietnam,” he added.

“Nếu khách hàng không nhận được tiêu chuẩn dịch vụ mà họ yêu cầu thì ngành công nghiệp sẽ bị gắn một cái tên cái xấu trên phạm vi quốc tế, điều này sẽ tác động tiêu cực đến dòng chảy du khách nước ngoài và [số khách] quay trở lại Việt Nam,” ông nói thêm.

Last year, there were over 68,200 upscale hotel rooms, accounting for 13.4 percent of the total, according to the Vietnam National Administration of Tourism (VNAT).

Năm ngoái, đã có hơn 68.200 phòng khách sạn cao cấp, chiếm 13,4% tổng số [phòng], theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT).

VNAT statistics also show a significant upsurge in the number of foreign visitors to Vietnam over the last few years. By the end of August this year, 10.4 million foreign visitors came to the country, up 22.8 percent year-on-year.

Số liệu thống kê của VNAT cũng cho thấy số lượng du khách nước ngoài tăng mạnh trong vài năm qua. Đến cuối tháng 8 năm nay, đã có 10,4 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

Source: https://e.vnexpress.net/news/business/industries/skilled-staff-shortage-cramp-vietnam-s-upscale-hotels-3805116.html

WORD BANK:

shortage /ˈʃɔː.tɪdʒ/ [B2] (v): sự thiếu hụt

cramp /kræmp/ (v): ngăn cản sự phát triển

spring up /sprɪŋ/ (v): mọc lên (tăng lên nhanh chóng)

struggle to do sth /ˈstrʌɡ.əl/ (v): vật lộn, đấu tranh để làm gì

janitor /ˈdʒæn.ɪ.tər/ [C2] (n): nhân viên chăm sóc (dọn dẹp, sửa chữa) một tòa nhà lớn

hotspot /ˈhɒt.spɒt/ (n): điểm nóng

labor turnover (term): tỷ lệ người lao động bỏ việc

esteem /ɪˈstiːm/ (n): lòng tự trọng

commence /kəˈmens/ [C2] (v): bắt đầu

regard /rɪˈɡɑːd/ [B2] (v): xem xét, coi

circumstance /ˈsɜː.kəm.stɑːns/ [B2] (n): hoàn cảnh

upsurge /ˈʌp.sɜːdʒ/ (n): mức tăng mạnh

BẠN CÓ THỂ TẢI FILE PDF CỦA BÀI ĐỌC NÀY TẠI: http://vnurl.xyz/06JdNo1ar

ỦNG HỘ TÀI CHÍNH READ TO LEAD!

Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.

Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây.
– Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo.
Số điện thoại 0886.630.599 (Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Phương Thảo)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead
hoặc
– Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng
Số tài khoản: 071704060005623 (Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Phương Thảo)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular