The story of “old” workers at industrial parks being fired, a common occurrence among FDI companies, was a topic hotly debated in National Assembly meetings and in media accounts throughout July 2017.
Câu chuyện về việc các công nhân “cũ” tại các khu công nghiệp đang bị sa thải, một câu chuyện phổ biến ở các công ty FDI, là một chủ đề được tranh luận sôi nổi trong các cuộc họp của Quốc hội và các kênh truyền thông trong suốt tháng 7/2017.
While the labor ministry suspected that the companies “intentionally dismissed old workers,” the Dong Nai Province People’s Committee reported that “the businesses and workers agreed on the dismissals in the spirit ofmutual agreement” and the Vietnam General Confederation of Labor said workers were “forced to quit their jobs due to productivity pressure and high labor standards.”
Trong khi Bộ Lao động nghi ngờ rằng các công ty “cố ý đuổi việc công nhân cũ”, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai báo cáo rằng “các doanh nghiệp và người lao động đồng ý về việc thôi làm [của công nhân] trên tinh thần thỏa thuận chung” và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết công nhân đã “bị buộc thôi việc vì áp lực về năng suất và tiêu chuẩn lao động cao.”
The workers, of course, have seen it differently, as oppression that ignores their legitimate right to reasonable pay and good working conditions.
Các công nhân, tất nhiên, đã nhìn sự việc một cách khác nhau, sự bóc lột đã phớt lờ quyền lợi hợp pháp của họ về việc phải được trả lương hợp lý và điều kiện làm việc tốt.
In another case handled by the Tan Uyen court earlier this year, the workers claimed that their South Korean employer had demanded that they sign resignation letters instead of firing them. They refused, and took the employer to court.
Trong một trường hợp khác do tòa án Tân Uyên xử lý hồi đầu năm nay, các công nhân tuyên bố rằng chủ lao động Hàn Quốc của họ đã yêu cầu họ ký tên vào đơn xin thôi việc thay vì sa thải họ. Họ từ chối và đưa chủ lao động ra tòa.
However, most workers of companies in industrial zones do not have the “luxury” of taking their employers to court, steeped as they are in poverty and dependent on their salaries to feed their families. They quietly endure their employers’ unfair conditions and treatment.
Tuy nhiên, hầu hết công nhân của các công ty trong các khu công nghiệp không có được “sự xa xỉ” khi đưa người sử dụng lao động ra tòa, chủ yếu là vì họ ở trong hoàn cảnh nghèo đói và phụ thuộc vào tiền lương để nuôi sống gia đình. Họ lặng lẽ chịu đựng các điều kiện và sự đối xử bất công từ các chủ lao động.
Footwear firms – who foots the bill? – Các doanh nghiệp giày dép – ai là người trả hóa đơn?
The last few decades of the 20th century saw state-owned companies and family businesses dominate Vietnam’s textile and footwear sectors.
Vài thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đã chứng kiến các công ty nhà nước và các doanh nghiệp gia đình chiếm ưu thế trong lĩnh vực dệt may và giày dép của Việt Nam.
However, as the 21st century dawned, the proportion of FDI companies in these sectors began skyrocketing. It was the first significant sign of the coming flow of FDI and of a new era as Vietnam opened up its economy to the world.
Tuy nhiên, vào buổi bình minh của thế kỷ 21, tỷ lệ các công ty FDI trong các lĩnh vực này bắt đầu tăng vọt. Đây là dấu hiệu quan trọng đầu tiên của dòng vốn FDI sắp tới và [là dấu hiệu] của một kỷ nguyên mới khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế của mình với thế giới.
The turn of the century was also when Hoa, then just a 17-year-old girl, packed up her belongings and left her home in central Nghe An Province to work for a Taiwanese factory in Saigon.
Bước ngoặt của thế kỷ cũng là khi chị Hoa, khi đó mới chỉ là một cô gái 17 tuổi, gói ghém đồ đạc và rời ngôi nhà ở trung tâm tỉnh Nghệ An để làm việc cho một nhà máy Đài Loan ở Sài Gòn.
Nearly two decades have passed, enough time for Hoa’s company to grow into the world’s largest footwear manufacturer, but she has never changed her job.
Gần hai thập kỷ đã trôi qua, đủ thời gian để công ty của chị Hoa phát triển thành nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, nhưng chị chưa bao giờ thay đổi công việc của mình.
Having witnessed the risks in the life of a worker, she believes that only staying with a big company would keep her safe.
Đã chứng kiến những rủi ro trong cuộc đời của một công nhân, chị tin rằng chỉ có làm việc tại một công ty lớn mới có thể giúp chị [thấy] an toàn.
“As long as the factory and machinery are still here, the owner wouldn’t dare to run away; and seeing that there are lots of workers, they wouldn’t dare to play dirty,” she explained.
“Miễn là các nhà máy và máy móc vẫn còn ở đây, chủ sở hữu sẽ không dám bỏ chạy, và thấy rằng có rất nhiều công nhân ở đây, họ sẽ không dám chơi bẩn“, chị giải thích.
In just the Tan Tao Industrial Park, where Hoa works, the number of workers employed by her company has already crossed 90,000 people.
Chỉ trong Khu công nghiệp Tân Tạo, nơi chị Hoa làm việc, số lượng công nhân làm việc cho công ty của chị đã vượt quá 90.000 người.
Employees leaving work at Tan Tao Industrial Park in Ho Chi Minh City. – Các nhân viên sau giờ làm việc tại Khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh.
However, almost everything has changed since Hoa first set foot there. The dormitory rent has more than doubled, and Tan Tao has turned from a marsh into a hub for Ho Chi Minh City’s economic development, attracting nearly 300 businesses.
Tuy nhiên, hầu hết mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Hoa đặt chân lên tới đó. Tiền thuê ký túc xá đã tăng hơn gấp đôi, và Tân Tạo đã chuyển mình từ một khu đầm lầy thành trung tâm phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút gần 300 doanh nghiệp.
Hoa’s dormitory room meanwhile is still a 10sq.m room with just one front door and a window. And this space no longer hosts a young, single woman. It is home to her whole family – her husband and their two children.
Phòng trọ của chị Hoa trong khi đó vẫn là một căn phòng rộng 10m2 chỉ có 1 cửa trước và 1 cửa sổ. Và không gian này không còn chỉ dành cho một người phụ nữ trẻ tuổi. Nó đã trở thành nhà của cả gia đình – chồng chị và hai đứa con của họ.
Cuộc sống vẫn vậy (chẳng có gì dễ dàng hơn) đối với Hoa.
Unable to afford the VND10 million ($430) fees needed for a place at a day boarding school in the area, Hoa had to send her firstborn son to live with his grandparents, where he could attend a school day. The younger one is looked after by a babysitter living nearby for VND2 million a month.
Không thể chi trả 10 triệu đồng (430 đô la) cho một chỗ ở trường nội trú trong khu vực, Hoa phải gửi đứa con trai đầu lòng đến sống với ông bà, nơi cháu có thể đi học. Đưa em được chăm sóc bởi một người giữ trẻ sống gần đó với mức phí 2 triệu đồng một tháng.
Hoa also had to fork out an extra VND100,000 ($4.3) in monthly rent to move to another dormitory room on higher ground as her old one was getting inundated by sewage water every monsoon season, posinga health riskfor her children.
Chị Hoa cũng phải bỏ thêm 100.000 đồng (4,3 đô la) tiền thuê nhà hàng tháng để chuyển sang một phòng trọ khác với nền cao hơn vì phòng trọ cũ của chị bị ngập do nước thải mỗi mùa mưa, gây nguy hiểm cho sức khỏe của những đứa trẻ.
After a while, a garbage dump appeared near the new room and every breeze would bring in stench that would pervade the area, but she no longer plans to move.
Sau một thời giãn, một bãi rác xuất hiện gần căn phòng mới và mỗi làn gió nhẹ đều mang mùihôi thốitràn ngập khắp khu vực, nhưng chị không còn ý định chuyển chỗ nữa.
Hoa now has greater concerns than her accommodation: the manager has frequently been scolding her for low productivity. She is no longer capable of walking much around the factory or standing for hours next to the production line like she used to do when she was still in 20s.
Chị Hoa bây giờ có mối quan tâm lớn hơn chỗ ở của chị: người quản lý thường xuyên mắng mỏ chị vì năng suất thấp. Chị không còn còn có thể đi bộ nhiều xung quanh nhà máy hoặc đứng hàng giờ liền kề với dây chuyền sản xuất như chị từng làm khi còn ở tuổi 20.
As arthritis torments her legs, every afternoon Hoa comes home wishing she was still single so she could leave and never return.
Bởi căn bệnh viêm khớp dày vò đôi chân của mình, mỗi buổi chiều chị Hoa trở về nhà với mong muốn rằng mình vẫn còn độc thân để có thể bỏ đi và không bao giờ quay trở lại.
She wishes she had another skill, so her entire family could move back to her hometown and be reunited. But after 15 years in a footwear factory, the only skills she has are affixingshoesoles and standing for 8 hours straight.
Chị ước mình có một kỹ năng khác, để cả gia đình có thể trở về quê hương và được đoàn tụ. Nhưng sau 15 năm trong một nhà máy sản xuất giày dép, những kỹ năng duy nhất mà chị có được là gắn đế giày và đứng suốt 8 tiếng đồng hồ.
While the company does provide free training classes for workers in the evening, Hoa is too tired and busy caring for her sickly child to attend them. Furthermore, the classes only teach hairdressing and makeup, both of which are skills that she has no talent for and give her no promising prospects back in her hometown.
Mặc dù công ty cung cấp các lớp đào tạo miễn phí cho công nhân vào buổi tối, chị Hoa quá mệt mỏi và bận rộn chăm sóc đứa con ốm yếu của mình để tham dự lớp học. Hơn nữa, các lớp học chỉ dạy làm tóc và trang điểm, cả hai đều là những kỹ năng mà chị không có tài năng và cũng không mang lại cho chị triển vọng đầy hứa hẹn nào ở quê nhà.
How did this happen? – Điều này đã xảy ra như thế nào?
Hoa’s story and that of her company is a prime example of what happens with FDI inflows, in this case, into the textile and footwear sectors from China to Vietnam.
Câu chuyện của chị Hoa và công ty của chị là một ví dụ điển hình về những gì xảy ra với dòng vốn FDI, trong trường hợp này là [dòng vốn] vào lĩnh vực dệt may và giày dép từ Trung Quốc tới Việt Nam.
Up until the beginning of the century, this company was still the symbol of the city of Dongguan in Guangdong Province – a major manufacturing hub of China. In 2003, female workers like Hoa became the main characters of “Factory Girls”, an international bestselling book by Leslie T. Chang on migrant worker populations.
Cho đến đầu thế kỷ, công ty này vẫn là biểu tượng của thành phố Đông Quan ở tỉnh Quảng Đông – một trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc. Năm 2003, các công nhân nữ như chị Hoa đã trở thành nhân vật chính của “Factory Girls”, một cuốn sách quốc tế bán chạy nhất của Leslie T. Chang về các công nhân nhập cư.
As strikes and demonstrations by tens of thousands of workers demanding pay rises soon became a common sight in Dongguan, China ceased to be a cheap labor heaven.
Khi các cuộc đình công và cuộcbiểu tình của hàng chục ngàn công nhân đòi tăng lương nhanh chóng trở thành một cảnh tượng phổ biến ở Đông Quan, Trung Quốc không còn là một thiên đường lao động giá rẻ.
From 2011 to 2017, the average salary of Chinese workers increased by 64 percent, according to Euromonitor.
Từ năm 2011 đến năm 2017, mức lương trung bình của công nhân Trung Quốc đã tăng 64%, theo Euromonitor.
In a process that has become way too familiar, the manufacturing sector’s capital started flowing to Vietnam. “The new world’s factory” was how international media called Vietnam, to distinguish it from the “old factory” of Guangzhou, Guangdong’s capital city.
Trong một quá trình mà vốn trở nên quá quen thuộc, vốn của khu vực sản xuất bắt đầu chảy vào Việt Nam. “Nhà máy mới của thế giới ” là cái tên mà phương tiện truyền thông quốc tế dành cho Việt Nam, để phân biệt với “nhà máy cũ” là Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông.
The “old factory” on the other hand is now the cradle of the “Made in China 2025” plan. China has successfully absorbed many advanced technologies in recent years, and is now slowly turning away from low-skilled manufacturing in favor of more high-tech fields.
Mặt khác, “nhà máy cũ” là cái nôi của kế hoạch “Made in China 2025”. Trung Quốc đã hấp thụ thành công nhiều công nghệ tiên tiến trong những năm gần đây, và hiện đang dần từ bỏ việc sản xuất có tay nghề thấp để ủng hộ nhiều lĩnh vực công nghệ cao hơn.
And the scenarios in Dongguan described by Leslie Chang 15 years ago are now being recreated in Tan Tao and Binh Duong: a generation of workers that earn just enough money to survive, and are left with no accumulation once they become “old” by their employers’ standards.
Và các kịch bản ở Đông Quan được mô tả bởi Leslie Chang 15 năm trước đang được tái dựng ở Tân Tạo và Bình Dương: một thế hệ công nhân chỉ kiếm đủ tiền để tồn tại, và chẳng còn gì để tích lũy khi họ trở thành [công nhân] “già” theo tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng.
The flow of foreign capital into Vietnam mostly goes to processing and assembly sectors with low value added that only require low-skilled labor. This has caused many problems for many Vietnamese workers, as the low skill requirement means companies do not have to provide more benefits for workers.
Dòng chảy của vốn nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là vào các ngành chế biến và lắp ráp với giá trị gia tăng thấp do chỉ đòi hỏi lao động có tay nghề thấp. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề cho nhiều công nhân Việt Nam, vì yêu cầu kỹ năng thấp có nghĩa là các công ty không phải cung cấp nhiều phúc lợi cho người lao động.
“Workers have to live in small, low-quality dormitories with rents that do not follow any standard,” said Associate Professor Nguyen Duc Loc, head of a research project on the welfare of young workers.
“Người lao động phải sống trong các nhà trọ nhỏ, chất lượng thấp với giá thuê không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn nào”, theo Phó Giáo sư Nguyễn Đức Lộc, người đứng đầu một dự án nghiên cứu về phúc lợi cho các công nhân trẻ.
“Many workers have to relocate frequently to find accommodation with suitable rents. This not only affects their settling down but also poses a major immigration management issue for the authorities,” he said.
“Nhiều công nhân phải chuyển chỗ ở thường xuyên để tìm chỗ ở với giá thuê phù hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc ổn định [chỗ ở] mà còn gây ra vấn đề quản lý nhập cư lớn cho chính quyền“, ông nói.
Demanding that businesses help workers settle down is something Hoa has never dared to dream of. She only worries about how long she will be able to keep doing this VND6 million ($257)-a-month job.
Yêu cầu các doanh nghiệp giúp người lao động ổn định là điều chị Hoa chưa bao giờ dám mơ ước. Chị chỉ lo lắng về việc liệu mình sẽ có thể tiếp tục làm công việc 6 triệu đồng (257 đô la) một tháng này không.
The issue of workers losing their jobs at industrial parks when they become “old” has generated social pressures. They find it difficult to find new jobs as they have no financial or skills accumulation, and they can’t return to their hometowns as there are fewer and fewer jobs in the countryside.
Vấn đề của người lao động mất việc làm tại các khu công nghiệp khi họ trở nên “già” đã tạo ra nhiều áp lực xã hội. Họ thấy khó tìm việc làm mới vì họ không có tích lũy tài chính hay kỹ năng, và họ cũng không thể trở về quê hương vì ngày càng có ít việc làm hơn ở nông thôn.
Last June, exactly 30 years after Vietnam began receiving foreign investments and the problems they bring, Minister of Labor, Invalids and Social Affairs Dao Ngoc Dung said the government has “agreed to develop a project to organize training and retraining for workers.”
Tháng 6 năm ngoái, chính xác 30 năm sau khi Việt Nam bắt đầu nhận đầu tư nước ngoài và những vấn đề mà họ mang lại, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dũng cho biết chính phủ đã “đồng ý xây dựng một dự án để tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động”.
a common occurrence /əˈkʌr.əns/ (expression): một chuyện phổ biến, thường xuyên xảy ra
National Assembly /ˈnæʃ.ən.əl əˈsem.bli/ (n): Quốc hội
in the spirit of sth (n): trên tinh thần …
mutual /ˈmjuː.tʃu.əl/ [C1] (adj): chung, qua lại
endure /ɪnˈdʒʊər/ [B2] (v): chịu đựng
foot the bill (idiom): trả hóa đơn
dominate /ˈdɒm.ɪ.neɪt/ [B2] (v): thống trị, chiếm ưu thế
textile /ˈtek.staɪl/ (n): dệt may
dawn /dɔːn/ [B2] (n): bình minh, khởi đầu
proportion /prəˈpɔː.ʃən/ [C1] (n): tỷ lệ
skyrocket /ˈskaɪˌrɒk.ɪt/ (v): tăng vọt
marsh /mɑːʃ/ (n): đầm lầy
hub /hʌb/ (n): trung tâm
fork out /fɔːk/ (v): bỏ tiền (cho một việc mình không muốn)
inundated /ˈɪn.ʌn.deɪ.tɪd/ (adj): bị ngập
sewage water /ˈsuː.ɪdʒ ˈwɔː.tər/ (n): nước thải
monsoon season /mɒnˈsuːn ˈsiː.zən/ (n): mùa mưa
posearisk/threatfor sb/sth (phrase): gây nguy hiểm cho ai/cái gì
breeze /briːz/ [B1] (n): làn gió nhẹ
stench /stentʃ/ (n): mùi hôi thối
pervade /pəˈveɪd/ (v): tràn ngập
scold /skəʊld/ (v): mắng mỏ
arthritis /ɑːˈθraɪ.tɪs/ (n): bệnh viêm khớp
torment /ˈtɔː.ment/ (v): dày vò
affix /əˈfɪks/ (v): gắn, dán cái gì vào một cái khác
shoesole /ʃuː səʊl/ (n): đế giày
sickly /ˈsɪk.li/ (adj): ốm yếu
strike /straɪk/ [B2] (n): cuộc đình công
demonstration /ˌdem.ənˈstreɪ.ʃən/ [C1] (n): cuộc biểu tình
ceaseto do sth /siːs/ [B2] (v – formal): không còn làm gì
cradle /ˈkreɪ.dəl/ (n): cái nôi
absorb /əbˈzɔːb/ [B2] (v): hấp thụ
in favor of sth (pre): để ủng hộ cái gì
scenario /sɪˈnɑː.ri.əʊ/ (n): kịch bản
process /ˈprəʊ.ses/ [B2] (v, n): chế biến
assembly /əˈsem.bli/ [C2] (n): lắp ráp
value added (business term): giá trị gia tăng
welfare /ˈwel.feər/ [C2] (n): phúc lợi
relocate /ˌriː.ləʊˈkeɪt/ [C1] (v): chuyển chỗ
settle down [B2] (v): ổn định (cuộc sống/chỗ ở)
immigration /ˌɪm.ɪˈɡreɪ.ʃən/ [B2] (n): nhập cư
the authorities /ɔːˈθɒr.ə.tis/ (n): chính quyền
ỦNG HỘ READ TO LEAD!
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0947.886.865 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012794060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead