(CNN) — For several centuries in Vietnam, Dao Mau, or Mother Goddess worship, has been a source of strength, inspiration and spirituality — particularly among working-class families.
Đã vài thế kỷ nay tại Việt Nam, Đạo Mẫu, hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu, đã là một nguồn sức mạnh, cảm hứng và tâm linh – đặc biệt với những gia đình lao động.
Throughout the years, the religion has waxed and waned, but its practices have recently seen a resurgence following their inscription by UNESCO in 2016 as intangible cultural heritage.
Qua nhiều năm, tôn giáo này đã trải qua thăng trầm, nhưng gần đây các nghi thức thực hành đạo này đã được hồi sinh sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2016.
In Hanoi, travelers can experience a side of this ritualistic religion at Four Palaces.
Màn biểu diễn hấp dẫn nhất tại Rạp Công Nhân khắc hoạ một trạng thái xuất thần – như là hầu đồng, một nghi thức nhập vong.
“The worship of mother goddesses is a popular faith in Vietnam. It’s been around for a long time,” Dr. Nguyen Ngoc Mai, head of religious studies at the Vietnam Academy of Social Science, tells CNN Travel.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai, trưởng khoa nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ với CNN Travel “ Thờ mẫu là một tín ngưỡng phổ biến tại Việt Nam. Nó đã tồn tại từ lâu.”
“Vietnam is an agricultural country so the worship of agricultural goddesses is especially common. Before (UNESCO’s inscription), the audience was mostly either farmers or businessmen. Today’s audience includes everyone, from civil servants to high-level officials.”
“Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy việc thờ các vị thần trong nông nghiệp rất phổ biến. Trước đó (trước khi được UNESCO công nhận), khán giả đi xem chủ yếu là nông dân hoặc người làm nghề kinh doanh buôn bán. Ngày nay đối tượng khan giả bao gồm tất cả mọi người, từ một người công chức cho đến cán bộ cấp cao.”
What is Mother Goddess worship? – Thờ Mẫu là gì?
Devoted to female deities, Mother Goddess worship was established in the 16th century as an alternative to Confucianism.
Trong Thờ Mẫu, hầu đồng (có nghĩa phóng dịch là ‘lên đồng’ hay ‘bước vào trạng thái xuất thần’) là bước quan trọng nhất.
During the ceremony, mediums (who are traditionally chosen by deities at birth) and their assistants will don bright costumes, make offerings to Buddha, perform folk dances and petition the goddesses to descend and possess their bodies.
Trong suốt nghi lễ, những người đồng cốt (theo truyền thống được các vị thần chọn từ khi sinh ra) và những người hầu việc sẽ mặc những trang phục sáng màu, dâng lễ thờ Phật, múa các điệu múa dân gian và thỉnh các nữ thần ngự xuống và nhậpvào thân thể họ.
When spirits are believed to have entered the body, the medium will appear to change personalities. From that point onward, all actions and words are said to be those of the spirit.
Nguyễn Đức Hiển một thầy đồng cho biết “Thánh sẽ đến và nhập vào thân thể tôi… các ngài đang hoạt động trong tôi.”
“When the fragrance of the joss sticks and the music combine … you have the chance to ask god to (incarnate) you. The dance is quite different from normal acting in life.”
“Khi hương thơm của những que nhang hoà quyện cùng với âm nhạc…bạn sẽ có cơ hội được mời thánh đến với (nhập vào) bạn. Điệu múa khá khác biệt với diễn xuất trong đời thường.”
The evolution of hau dong – Lịch sử phát triển của hầu đồng
Considered a superstitious ceremony during Communist rule, hau dong was prohibited until 1987.
Từ khi chính phủ nới lỏng hạn chế, nghi thức này mới từ từ quay trở lại các cộng đồng đô thị như Hà Nội.
“The main thing is to help you be peaceful in your mind — you can learn how to help people, be open with people, do the good things, avoid bad things,” Nguyen adds.
Thầy Hiển cho biết thêm “Điều chính yếu là giúp bạn được an yên trong tâm mình. – bạn có thể học được cách giúp đỡ mọi người, mở lòng với mọi người, làm việc thiện, tránh điều ác,”
“These are Vietnamese heroes, gods of Vietnam. They are very, very holy to help the people.”
Qua bao nhiêu năm, nghi thức này đã được hiện đại hoá với rất nhiều người thực hành, và không phải lúc nào cũng tuân theo các phong tục cổ xưa.
“With growth comes many changes,” says Nguyen. “For example, in the past, costumes were also embroidered with certain patterns denoting religious and philosophical symbols. The patterns today are quite spontaneous.”
“Tăng trưởng đi cùng với thay đổi,” thầy Hiển nói. “Ví dụ trước kia, các trang phục được thêu với những hoạ tiết nhất định thể hiện các biểu tượng tôn giáo và triết lý. Hoạ tiết ngày nay khá mang tính ngẫu hứng.”
Where to see it? – Xem ở đâu?
Inspired by a hau dong performance in 2013, director Viet Tu set out to bring this ritual to the stage in a respectful way.
Cảm hứng từ một màn trình diễn hầu đồng vào năm 2013 đã thôi thúc đạo diễn Việt Tú chuẩn bị đưa nghi thức này lên sân khấu với lòng tôn kính.
“Along with water puppetry, hau dong is one of a few rare art forms that is purely Vietnamese, uninfluenced by other cultures,” says Tu, whose wife is a medium.
Đạo diễn Việt Tú, người có vợ cũng là một cô đồng cho biết “Cùng với múa rối nước, hầu đồng là một trong số ít những hình thức nghệ thuật hiếm có mang tính thuần Việt, không bị ảnh hưởng bởi các nền văn hoá khác,”
“My show not only has to be lively and entertaining, but it must also accurately reflect the ceremony of Mother Goddess worship.”
Ông bắt đầu khám phá truyền thống tâm linh, dù có một vài thay đổi nhỏ để khiến nó dễ tiếp cận hơn và vui hơn trên sân khấu.
“We have a lot more open space on the stage, which allows us to perform bigger moves like spinning. Mediums are not allowed to spin — their faces always have to face the Mother Goddesses altar,” performer Lien Kim tells CNN Travel.
Liên Kim, một người biểu diễn chia sẻ với CNN Travel “Chúng tôi có rất nhiều không gian mở trên sân khấu, điều đó cho phép chúng tôi biểu diễn được các động tác như xoay tròn. Những thầy đồng cô đồng không được phép xoay tròn – gương mặt họ luôn phải đối diện với bàn thờ Mẫu.”
“Every country has its own spiritual practice. For Vietnamese people it is the tradition of worshiping Mother Goddesses. I think the beauty of it is the appreciation of women and their role in society.”
“Mỗi quốc gia đều có những nghi thức tâm linh. Với Người Việt, thờ Mẫu là một truyền thống. Tôi nghĩ nét đẹp của nó chính là sự trân trọng người phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội.”