For a British trying to decide which foreign language to learn, French has long been an obvious choice. France is just across the English Channel, the language is widely spoken, and it is influential on the world stage.
Đối với một người Anh đang tìm một ngoại ngữ nào đó để học thì tiếng Pháp từ lâu đã là một lựa chọn hiển nhiên. Nước Pháp nằm ngay bên kia eo biển Anh (còn gọi là eo biển Manche – Măng Sơ), tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi, và nó có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.
But now, Brits are finally expanding their horizons beyond the languages of Europe, to China, the Arab world, and Latin America. While French remains the most-studied language among secondary school students in the UK, its popularity is falling dramatically. Spanish is risking along with non-European languages like Chinese and Arabic. The same trend is also happening in the US.
Nhưng bây giờ, người Anh cuối cùng cũng mở rộng tầm nhìn của họ ra ngoài các ngôn ngữ của châu Âu, sang Trung Quốc, thế giới Ả Rập và châu Mỹ Latinh. Trong khi tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ được học nhiều nhất trong số học sinh trung học ở Anh, sự phổ biến của nó đang giảm đáng kể. [Việc học] tiếng Tây Ban Nha cũng đang tăng dần cùng với các ngôn ngữ ngoài châu Âu như tiếng Trung và tiếng Ả Rập. Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở Mỹ.
That data is based on a new British Council report on trends in language-related GCSEs, the certificate given to British secondary students in particular subject areas. The decline in both French and German is even more pronounced if instead of GCSEs you look at A-levels, the more advanced qualification for students on their way to university.
Dữ liệu này được dựa trên một báo cáo mới của Hội đồng Anh về các xu hướng trong các bài kiểm tra) liên quan đến ngôn ngữ trong GCSE (General Certificate of Secondary Education – Chứng chỉ tổng quát về giáo dục trung học), chứng chỉ được trao cho các học sinh trung học Anh trong các lĩnh vực cụ thể. Sự suy giảm trong [việc học] cả tiếng Pháp và tiếng Đức thậm chí còn rõ rệt hơn khi bạn nhìn vào A-level thay vì GCSE. [A-level] là chứng chỉ nâng cao hơn cho sinh viên [trung học] khi chuẩn bị vào đại học.
The uptick in Spanish is happening so quickly that the British Council estimates it will dethrone French within the next few years. “On current trends,” the report writes, Spanish “looks set to overtake French at A-level by 2020 and at GCSE in the early 2020s.”
Sự gia tăng trong [xu hướng học] tiếng Tây Ban Nha đang diễn ra nhanh đến mức Hội đồng Anh ước tính nó sẽ soán ngôi tiếng Pháp trong vài năm tới. “Với xu hướng hiện tại,” báo cáo viết, tiếng Tây Ban Nha “có vẻ sẽ vượt qua tiếng Pháp trong chứng chỉ A-level vào năm 2020 và trong GCSE vào đầu những năm 2020″.
The huge rise in Polish is curious. It is likely the result of both students and schools trying to boost grade performance by having the children of immigrants take GCSEs for languages they already speak. The exceptionally high passing rates for Polish suggest that the people studying it may not have needed to in the first place: In 2011, 95% of students passed Polish, compared to just 72% for French.
Sự gia tăng lớn trong việc học tiếng Ba Lan là [một điều] bất thường. Nó có khả năng là kết quả của việc cả học sinh và các trường học cố gắng nâng cao thành tích bằng cách cho con em của những người nhập cư tham gia GCSE với các ngôn ngữ mà họ đã sử dụng. Tỷ lệ thí sinh vượt qua bài thi đặc biệt cao đối với tiếng Ba Lan cho thấy rằng những học sinh học môn này có thể ngay từ đầu đã không cần học: Năm 2011, 95% sinh viên đã vượt qua [bài kiểm tra] tiếng Ba Lan, so với chỉ 72% đối với tiếng Pháp.
The decline of French is real. But its long history in the UK means it won’t go away. That may not be the case with German, though. Since 1997, the number of German A-level students has dropped from 9,000 to just over 3,000. That trend is likely to continue – the report also shows fewer schools offering German to students.
Sự suy giảm của tiếng Pháp là có thật. Nhưng lịch sử lâu đời của nó ở Anh đảm bảo rằng nó sẽ không biến mất. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ không xảy ra với tiếng Đức. Từ năm 1997, số lượng sinh viên làm bài thi A-level với môn tiếng Đức đã giảm từ 9.000 xuống chỉ còn hơn 3.000. Xu hướng đó có khả năng tiếp tục – báo cáo cũng cho thấy có ít trường học hơn dạy tiếng Đức cho sinh viên.
That leads to another part of the story, the overall reduction in language-learning among secondary students in the UK. In 2002, 76% of students took a GCSE for a modern language. Today, it’s just 47%.
Điều đó dẫn đến một phần khác của câu chuyện, sự suy giảm tổng thể trong việc học ngôn ngữ giữa các học sinh trung học ở Anh. Vào năm 2002, 76% sinh viên làm bài thi GCSE với một ngôn ngữ hiện đại. Giờ đây, tỷ lệ này chỉ còn 47%.
The report tries to pin some of the blame for a decreased interest in languages on Brexit. “Just over a third of state secondary schools report that leaving the European Union is having a negative impact on language learning, either through student motivation and/or parental attitudes towards the subject,” the report says. But much of the reduction can likely be attributed to the UK government’s 2004 decision to make foreign-language GCSEs optional, in favor of fields like math and science.
Báo cáo cố gắng đổ lỗi việc giảm sự hứng thú với việc học ngôn ngữ cho Brexit. “Chỉ hơn một phần ba các trường trung học trong nước báo cáo rằng việc rời khỏi Liên minh Châu Âu đang có tác động tiêu cực đến việc học ngôn ngữ, thông qua động lực của học sinh và / hoặc thái độ của phụ huynh đối với chủ đề này,” báo cáo cho biết. Nhưng phần lớn sự suy giảm có thể là do quyết định năm 2004 của chính phủ Anh về việc biến bài thi GCSE ngoại ngữ [trở thành bài thi] tùy chọn, để ủng hộ các lĩnh vực như toán học và khoa học.