The humble milk carton has been part of our lives for so long that it is easy to forget that it was a marvel when it first appeared in 1952. Tetra Pak’s technology made a billionaire of Hans Rausing, scion of the company’s Swedish founding family, who died last week at the age of 93.
Những hộp sữa khiêm tốn đã là một phần trong cuộc sống của chúng ta đã từ quá lâu đến nỗi chúng ta quên rằng chúng là một điều kỳ diệu khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952. Công nghệ của Tetra Pak đã tạo ra một tỷ phú Hans Rausing, con cháu của gia đình Thụy Điển đã sáng lập ra công ty này; ông qua đời vào tuần trước ở tuổi 93.
The Tetra Pak cartons, made from layers of paperboard and polyethylene, soon displaced glass bottles because they were far lighter and could easily be stacked and distributed. Its aseptic carton, with a layer of aluminium foil that allowed heat-treated milk to remain fresh, followed in 1961.
Các hộp giấy của Tetra Pak, được làm từ các lớp bìa và polyetylen, đã sớm thay thế các chai thủy tinh vì chúng nhẹ hơn rất nhiều và có thể dễ dàng xếp chồng lênnhau và phân phối. Thùng carton vô trùng, với một lớp giấynhôm cho phép sữa được xử lý nhiệt vẫn còn tươi, ra đời sau đó vào năm 1961.
But every technology has drawbacks and Rausing died at the moment when those of plastic are becoming distressingly obvious. Landfills are stuffed with bottles and cartons, and trillions of pieces of plastic float in the world’s oceans. What happens to the 189bn Tetra Pak containers made last year as they are discarded?
Nhưng mọi công nghệ nào cũng có nhược điểm và Rausing đã qua đời vào thời điểm mà những thứ nhựa đó đang trở nên cực kỳ rõ ràng. Các bãi rác bị nhồi nhét bằng những chai và thùng giấy, và hàng nghìn tỷ mảnh nhựa trôi nổi trên đại dương thế giới. Điều gì xảy ra với 189 tỷ hộp Tetra Pak được sản xuất năm ngoái khi chúng bị loại bỏ?
Carton makers such as Tetra Pak and SIG Combibloc of Germany are far from the only contributors to the ballooning volumes of packaging waste. In some ways, they are encouraging recycling. But the rise of the carton shows how complex and difficult is the environmental challenge.
Các nhà sản xuất hộp carton như Tetra Pak và SIG Combibloc của Đức không phải là những người đóng góp duy nhất vào lượng chất thải bao bì đang phình to. Theo một vài cách, họ đang khuyến khích việc tái chế. Nhưng sự gia tăng của [số lượng] hộp carton cho thấy thách thức về môi trường phức tạp và khó khăn như thế nào.
The case for cartons is simple: they may be better than the alternatives. They are easy to transport and a study for German carton makers found that they have 78 percent less climate impact than glass bottles. They also contain 75 percent paper and only about 20 per cent plastic.
Trường hợp với hộp giấy là đơn giản: chúng có thể tốt hơn so với các lựa chọn thay thếkhác. Chúng rất dễ vận chuyển và một nghiên cứu cho các nhà sản xuất hộp carton của Đức cho thấy chúng có tác động khí hậu ít hơn 78% so với chai thủy tinh. Chúng cũng chứa 75% giấy và chỉ khoảng 20 phần trăm nhựa.
When collected and taken back to a specialist mill, they are also fairly recyclable. Their various layers separate out into paper, plastic and aluminium fibres when pulped in liquid, allowing the paper fibre to be mixed with virgin wood pulp and turned into cardboard boxes, tissues and the like.
Khi được thu thập và đưa trở lại nhà máy chuyên dụng, chúng cũng có thể dễ dàng được tái chế. Các lớp khác nhau của chúng tách ra thành các sợi giấy, nhựa và nhôm khi được nghiền trong chất lỏng, cho phép sợi giấy được trộn với bột gỗ nguyên chất và biến thành hộp các tông, khăn giấy và những thứ tương tự.
This is the good news; the rest is less hopeful. First, recycling is far from universal even in Europe, which has a better record than the US. Only 47 percent of materials from the 37bn beverage cartons made for European countries in 2016 were recycled.
Đây là tin tốt; phần còn lại lại ít tích cực hơn. Đầu tiên, [tỷ lệ] tái chế ở châu Âu thấp hơn nhiều so với mặt bằng trung thế giới, và ở Hoa Kỳ thì tỷ lệ này còn thấp hơn. Chỉ 47% nguyên liệu từ 37 tỷ hộp đồ uống được sản xuất cho các nước châu Âu trong năm 2016 được tái chế.
Cartons are also prone to a broader paradox – as economies advance, people tend to recycle more but also to consume more. Croatia’s overall recycling rate for packaging in 2016 was 55 percent, compared with Germany’s 71 percent, but the average German generated four times as much packaging waste as the average Croatian.
Các thùng hàng cũng dễ bị [vướng vào] một nghịch lý lớn hơn – khi các nền kinh tế phát triển, mọi người có xu hướng tái chế nhiều hơn nhưng cũng tiêu thụ nhiều hơn. Tỷ lệ tái chế tổng thể của Croatia vào năm 2016 là 55%, so với 71% ở Đức, nhưng trung bình một người Đức tạo ra lượng chất thải bao bì gấp bốn lần so với một người Croatia.
This is a frightening prospect on a global scale. McKinsey & Co, a consultancy firm, estimates that China will comprise 28 percent of the global packaging market by 2022 and emerging economies such as Vietnam suffer from widespread dumping not only of plastic bottles but of cartons.
Đây là một viễn cảnh đáng sợ trên quy mô toàn cầu. McKinsey & Co, một công ty tư vấn, ước tính rằng Trung Quốc sẽ chiếm 28% thị trường bao bì toàn cầu vào năm 2022 và các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam phải hứng chịu rác thải không chỉ từ chai nhựa mà cả hộp giấy.
Second, paperboard is easier to recycle than the plastic, or the 4 percent aluminium content of aseptic cartons. In theory, the plastic and aluminium fibres that emerge from the soup of old cartons can be turned to other uses — the metal can become material for roofing tiles, while the polymer can be melted into pellets for gas heating or steam.
Thứ hai, bìa giấy dễ tái chế hơn nhựa, hay hàm lượng nhôm 4% nhôm ở các hộp các tông vô trùng. Về lý thuyết, các sợi nhựa và nhôm nổi lên từ hỗn hợp bột từ các thùng giấy cũ có thể được chuyển sang các mục đích sử dụng khác – kim loại có thể trở thành vật liệu để lợp ngói, trong khi polymer có thể được nấu chảy thành các viên để đốt nóng khí hoặc hơi nước.
In practice, this only happens patchily and, as one study put it, “complete recycling in the strict sense is currently not feasible for beverage cartons”. A carton is carefully bonded and constructed, often with a plastic lid and a straw fixed to the side; what Tetra Pak has joined together is not easily put asunder.
Trên thực tế, điều này chỉ xảy ra một cách chắp vá và, như một nghiên cứu đã nói, “việc tái chế hoàn toàn theo đúng nghĩa hiện không khả thi đối với các hộp đựng đồ uống.” Một hộp carton được liên kết và kết cấu cẩn thận, thường có nắp nhựa và ống hút cố định bên cạnh; những gì Tetra Pak đã gắn kết với nhau không dễ dàng bị tách ra.
Consumer consciousness of plastic waste is rising sharply, thanks to campaigns against ocean pollution. But people still like the convenience of cartons and they offer many benefits, including access to fresh milk and juice in countries without sophisticatedsupply chains and refrigeration.
Nhận thức của người tiêu dùng về chất thải nhựa đang tăng mạnh, nhờ các chiến dịch chống ô nhiễm đại dương. Nhưng mọi người vẫn thích sự tiện lợi của hộp giấy và chúng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cả việc tiếp cận với sữa tươi và nước trái cây ở các quốc gia không có chuỗi cung ứng và điện lạnh phức tạp.
This means companies such as Tetra Pak need to do more to make their products not only useful but also sustainable. In the short term, that involves stronger links with recycling mills and waste companies to ensure that the containers they pump into the world are returned and reused.
Điều này có nghĩa là các công ty như Tetra Pak cần phải làm nhiều hơn để làm cho sản phẩm của họ không chỉ hữu ích mà còn bền vững. Trong ngắn hạn, điều đó bao gồm các liên kết mạnh mẽ hơn với các nhà máy tái chế và các công ty xử lý chất thải để đảm bảo rằng các hộp bơm vào thế giới được trả lại và tái sử dụng.
Tetra Pak last year agreed a partnership with Veolia, the French waste management group, to recycle more polymer and aluminium fibres from cartons for industrial use in Europe. Along with other carton makers, it is also increasing its use of recycled and environmentally approved raw materials, such as wood pulp from certified forests.
Tetra Pak năm ngoái đã đồng ý hợp tác với Veolia, tập đoàn quản lý chất thải của Pháp, để tái chế nhiều sợi polymer và nhôm từ hộp giấy dùng trong công nghiệp ở châu Âu. Cùng với các nhà sản xuất hộp carton khác, họ cũng đang tăng cường sử dụng các nguyên liệu tái chế và nguyên liệu thô được phê duyệt về mặt môi trường, như bột gỗ từ các khu rừng được chứng nhận.
In the long term, the company faces a huge technological challenge to get to what it says is its ultimate aim – to construct cartons entirely out of renewable materials, including recycled plastic. Cartons would then no longer require fresh supplies of polymer from oil and gas refineries.
Về lâu dài, công ty này phải đối mặt với một thách thức lớn về công nghệ để đạt được mục đích cuối cùng của mình – sản xuất các hộp các tông hoàn toàn bằng vật liệu tái tạo, bao gồm cả nhựa tái chế. Các hộp các tông khi đó sẽ không còn cần nguồn cung cấp polymer mới từ các nhà máy lọc dầu và khí đốt.
It sounds improbable but innovation in materials science was what originally enabled the milk carton. That also took a long time to perfect from the first idea of creating a tetrahedral paper carton in 1944 to the manufacture of aseptic containers 17 years later. As Hans Rausing’s father, Ruben, observed: “Doing something that nobody else has done before is actually quite hard.”
Nghe có vẻ khôngkhả thi nhưng sự đổi mới trong khoa học vật liệu là những gì ban đầu đã tạo ra hộp sữa. Cũng phải cần có thời gian dài để hoàn thiện từ ý tưởng đầu tiên từ việc tạo ra một hộp giấy tứ diện vào năm 1944 cho đến việc sản xuất ra các hộp vô trùng 17 năm sau đó. Như cha của Hans Rausing, Ruben, đã nói: “Làm một việc mà chưa ai làm trước đó thực sự khá khó khăn.”
The multilayer carton turned out to be a far more useful invention than even the Rausings realised at the time. But, like plastic bottles and aluminium cans, it was imperfect. Making it greener is a worthwhile project.
Các thùng nhiều lớp hóa ra là một phát minh hữu ích hơn nhiều so với ngay cả những gì Rausings nhận ra tại thời điểm đó. Nhưng, cũng giống như chai nhựa và lon nhôm, nó không hoàn hảo. Làm cho nó xanh hơn là một dự án đáng giá.
Chào bạn! Có thể bạn chưa biết, Read to Lead là một trang giáo dục phi lợi nhuận với mục đích góp phần phát triển cộng đồng người học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng tôi không yêu cầu người đọc phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng các sản phẩm chất lượng của mình để mọi người đều có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bạn để duy trì hoạt động của trang và phát triển các sản phẩm mới.
Bạn có thể ủng hộ chúng tôi qua 1 trong 2 cách dưới đây. – Cách 1: Chuyển tiền qua tài khoản Momo. Số điện thoại 0947.886.865 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung) Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead hoặc – Cách 2: Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng VIB chi nhánh Hải Phòng Số tài khoản: 012704060048394 (Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Trung)
Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ Read to Lead
CTTT10G5NTH+1
It’s wonderful….
Ngoan +1
CTTT10-G7KTTH +1
Võ Thành Luân +1
CTTT10-G6 NYN84316 +1