This week, a study by the health company Cigna found that young adults 18 to 22 are the loneliest generation of Americans, more disconnected and isolated than even our nation’s elderly.
Tuần này, một nghiên cứu của công ty y tế Cigna phát hiện ra rằng thanh niên 18 đến 22 là thế hệ người Mỹ đơn độc nhất, thiếu kết nối và bị cô lập hơn cả người cao tuổi.
As an educator working on a college campus, I am not surprised. More than 40 percent of 18-to-24-year-olds are college students, and the young people who knock on my office door are markedly different from the ones I went to school with in the 1990s.
Là một nhà giáo dục làm việc trong một trường đại học, tôi không ngạc nhiên. Hơn 40% số người tuổi từ 18 đến 24 là sinh viên đại học, và những người trẻ gõ cửa văn phòng của tôi khác biệt đáng kể so với những người tôi đi học cùng vào những năm 1990.
When I first arrived on campus, I made small talk with students by telling them about the day-tripping and goofy late-night pranks of my college life. After frenetic high school days in Rockville, where I raced from school to sports practice to homework, college offered a welcome downshift: more than enough time to sleep, go to class, babysit and get my work done, while still hanging out with friends. I assumed the same would be true of my students.
Khi tôi lần đầu tiên đến trường [dạy học], tôi đã có một cuộc trò chuyện nhỏ với các sinh viên bằng cách nói với họ về những trò đùangốc nghếch vào cả ban ngày và nửa đêm trong đời sinh viên của tôi. Sau những ngày học trung học điên cuồng ở Rockville, nơi tôi chạy vội vàng từ trường đến sân tập thể thao cho đến làm bài tập ở nhà, trường đại học chào mừng tôi một cách nhẹ nhàng hơn: có thừa thời gian để ngủ, đi học, trông em và làm thêm, trong khi vẫn đi chơi với bạn bè. Tôi cho rằng điều tương tự cũng đúng với các sinh viên của tôi.
Not so. My students charge into their undergraduate lives with the same intenseschedule they had in high school, filling their every waking minute with work.
Thế nhưng không phải vậy. Các sinh viên của tôi bắt đầu thời đại học của họ với lịch trình cũng dày đặc như họ đã có ở trường trung học, lúc nào cũng có việc để làm.
The phenomenon can be seen all over the country. UCLA’s 2015 Freshman Survey, which includes responses from 150,000 full-time students at more than 200 colleges and universities, found that the number of first-year students who spent 16 or more hours a week hanging out with friends fell by nearly half over 10 years, to just 18 percent. The same survey found that 41 percent of students said they felt “overwhelmed by all I had to do,” and logged the highest levels of unhappiness ever recorded among women, who are the majority of college students.
Hiện tượng này có thể được nhìn thấy trên khắp đất nước. Khảo sát Tân sinh viên của UCLA vào năm 2015, bao gồm phản hồi từ 150.000 sinh viên chính quy tại hơn 200 trường cao đẳng và đại học, nhận thấy tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất dành từ 16 giờ trở lên mỗi tuần để đi chơi với bạn bè giảm gần một nửa trong hơn 10 năm, giảm xuống chỉ còn 18%. Một cuộc khảo sát tương tự cho thấy 41% học sinh nói rằng họ cảm thấy “quá tải với tất cả những việc tôi phải làm”, và [cuộc khảo sát này cũng] ghi nhận mức độ bất hạnh cao nhất từng được thấy ở phụ nữ, và đa phần sinh viên đại học là nữ.
How is it possible that at a time when access to friendship is at its peak – when adolescents are less encumbered than ever by the demands of family and work – more than half of young adults say they feel left out, isolated and without anyone to talk to? After all, the study found that people who have frequent, meaningful in-person interactions report better health and less loneliness than those who have scant face time with others.
Vậy tại sao mà vào thời điểm khi mà họ có nhiều thời gian với bạn bè nhất – khi mà thanh thiếu niên ít gặp phiền toái hơn bao giờ hết bởi nhu cầu của gia đình và công việc – hơn một nửa thanh niên nói rằng họ cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô lập và không có ai để trò chuyện cùng? Sau tất cả, nghiên cứu này cho thấy rằng những người có tương tác trực tiếp thường xuyên và ý nghĩa có sức khỏe tốt hơn và ít cô đơn hơn những người hiếm có thời gian gặp gỡ người khác.
The answer is not the smartphone – at least, not as much as we think. Cigna’s study found no correlation between social media use and loneliness. It is no doubt true that social media amplifies feelings of social insecurity and being left out. But to impugn smartphones exclusively not only oversimplifies a complex problem; it also turns our attention away from other cultural forces undermining young adult wellness.
Câu trả lời không phải là điện thoại thông minh – ít nhất thì cũng không nhiều như chúng ta nghĩ. Nghiên cứu của Cigna không tìm thấy mối tương quan giữa việc sử dụng [các thiết bị] truyền thông xã hội và sự cô đơn. Chắc chắn rằng truyền thông xã hội làm tăng thêm cảm giác bất an và bị bỏ rơi. Nhưng việc hoàn toànquy kết cho điện thoại thông minh không chỉ làm đơn giản hóa một vấn đề phức tạp mà còn chuyển sự chú ý của chúng ta ra khỏi các tác động văn hóa khác làm suy yếusức khỏe [tâm lý] của thanh niên.
Indeed, the problem is hardly that college students spend all their time alone and on screens. It is that they spend too much of their time with peers working: running meetings, producing plays, organizing conferences or studying. They prioritize activities that achieve goals, not meaningful connection. The study found that 69 percent in this age group felt that the people around them were “not really with them,” and 68 percent felt as if no one knew them well.
Thật vậy, vấn đề thường không phải là do sinh viên đại học dành tất cả thời gian của mình một mình và sử dụng điển thoại. Đó là vì họ dành quá nhiều thời gian của họ với bạn bè [trong khi họ bận] làm việc: tổ chức các cuộc họp, viết các vở kịch, tổ chức hội nghị hoặc học tập. Họ ưu tiên các hoạt động để đạt được mục tiêu, chứ không phải là những kết nối có ý nghĩa. Nghiên cứu cho thấy rằng 69% [sinh viên] trong nhóm tuổi này cảm thấy rằng những người xung quanh họ “không thực sự ở cùng với họ”, và 68% cảm thấy như chẳng có ai hiểu được họ.
Students I have interviewed across the country fear that if they are not constantly busy studying or attending meetings, something must be wrong with them, their schedule or their work ethic. These new norms of stress culture translate to fewer opportunities to let their conversations and minds wander. If anything, many young adults turn to the screen because they feel it’s the only authorized recreation in a culture of constant work. You don’t have to leave your librarycarrel to scroll through Instagram or take a BuzzFeed quiz.
Các sinh viên mà tôi đã phỏng vấn trên khắp đất nước lo sợ rằng nếu họ không liên tục bận rộn học tập hoặc tham dự các cuộc họp, hẳn là có cái gì đó sai sai với họ, lịch trình của họ hoặc đạo đức làm việc của họ. Những tiêu chuẩn mới về văn hóa áp lực này đồng nghĩa với việc có ít các cuộc trò chuyện và cơ hội để tâm trí của họ đi lang thang. Nếu có [lúc rảnh rỗi], nhiều thanh niên chuyển sang màn hình [điện thoại] bởi vì họ cảm thấy đó là [hình thức] giải trí duy nhất [họ] được phép [có] trong một nền văn hóa của công việc liên tục. Bạn không phải rời khỏi ô làm việc của mình trong thư viện để lướt qua Instagram hoặc đọc báo trên BuzzFeed.
But why not go to the gym or call a friend? Students tell me that “everyone is working harder than I am” and “I can’t stop,” erroneous beliefs fueled by a sense of personalinadequacy, which fuels their isolation.
Nhưng tại sao họ không đi đến phòng gym hoặc gọi cho một người bạn? Các sinh viên của tôi nói với tôi rằng “tất cả mọi người đều đang làm việc chăm chỉ hơn tôi” và “tôi không thể dừng lại”, niềm tin sai lầm được thúc đẩy bởi cảm giác không thỏa mãn cá nhân, điều này khiến họ thêm bị cô lập.
“I can’t have downtime,” one college sophomore told me. “I feel like I’m doing something wrong if I’m not doing anything.” It is mealtimes, students say, that are the last bastions of casual conversation (and that, too, often turns to the subject of work). “When I’m eating I feel justified to be not working,” a college junior told me. “Any other situation where I’m having a lot of fun, I’m not totally present. I feel distracted and sometimes I’m not fully engaged because I feel guilty that I’m not working.”
“Tôi không thể để thời gian chết”, một sinh viên năm thứ hai đại học nói với tôi. “Tôi cảm thấy như tôi đang làm điều gì đó sai trái nếu tôi không làm gì cả.” Chỉ có vào giờ ăn, các sinh viên nói, thì họ mới có các cuôc trò chuyện bình thường (và ngay cả khi đó, họ cũng thường chuyển sang chủ đề công việc). “Khi ăn, tôi cảm thấy có lý do để không làm việc”, một sinh viên đại học nói với tôi. “Bất kỳ lúc nào khác mà tôi có rất thời gian để vui chơi, tôi không hoàn toàn cảm nhận được điều đó. Tôi cảm thấy bị phân tâm và đôi khi tôi không hoàn toàn nhập tâm vì tôi cảm thấy tội lỗi rằng tôi đang không làm việc.”
To be overwhelmed and constantly busy are the new baselines. Anything less, for many young adults, feels lazy. Still, my students long for more authentic connections with peers. The most common feedback they give me in their program evaluations? They want more time just to “get to know” their classmates.
Bị quá tải và liên tục bận rộn là những đường cơ sở mới. Nếu làm việc ít hơn, đối với nhiều người trẻ, họ cảm thấy mình lười biếng. Tuy nhiên, các sinh viên của tôi vẫn mong muốn được thực sự kết nối hơn với các bạn cùng lớp. Phản hồi phổ biến nhất họ đưa cho tôi trong các bản đánh giá chương trình học của họ là gì? Họ muốn có thêm thời gian chỉ để “làm quen” các bạn cùng lớp.
Constant busynesstakes a toll not only on the quality of relationships, but also on the skills young adults use to forge them. To walk into a dorm living room where you know only one other person, make small talk with people at a party, connect spontaneously with a stranger in an orientation group – this comes naturally to only very few. Skills are like muscles: They need to be flexed repeatedly. Friend-making skills atrophy from underuse.
Sự bận rộn liên tục gây thiệt hạitới không chỉ về chất lượng các mối quan hệ, mà còn tới các kỹ năng mà người trẻ tuổi sử dụng để rèn luyện bản thân. Để có thể đi vào một phòng ký túc xá, nơi bạn chỉ biết đúng có một người khác, trò chuyện nhỏ với mọi người tại một bữa tiệc, kết nối một cách ngẫu nhiên với một người lạ trong một nhóm có định hướng – điều này về mặt tự nhiên chỉ có rất ít [sinh viên làm được]. Kỹ năng giống như cơ bắp: Chúng cần phải được uốn cong nhiều lần. Kỹ năng kết bạn bị teo đi khi không được sử dụng.
The not-so-invisible hand of parents on college students’ schedules is evident, despite handwringing among parents who claim their children put “too much pressure on themselves.” In 2014, Harvard’s Making Caring Common project found a wide gap between what parents told researchers they valued in their children, and what their middle – and high school student children said their parents actually cared about. Some 96 percent of parents told researchers moral character was “essential” in their children, but more than 80 percent of teens said their parents most valued achievement or personal happiness.
Tác động không phải là vô hình của phụ huynh tới lịch trình của sinh viên đại học là hiển nhiên, mặc dù các bậc cha mẹ vẫn lo lắng rằng con cái của họ đặt “quá nhiều áp lực lên bản thân”. Vào năm 2014, dự án Making Caring Common của Harvard đã chỉ ra một khoảng cách lớn giữa những gì các bậc cha mẹ nói với các nhà nghiên cứu rằng họ đánh giá cao ở con cái của họ, với những gì học sinh trung học nói rằng cha mẹ họ thực sự quan tâm. Khoảng 96% phụ huynh nói với các nhà nghiên cứu rằng tính cách đạo đức là điều “thiết yếu” ở trẻ em, nhưng hơn 80% thiếu niên nói rằng điều mà cha mẹ của họ đánh giá cao nhất là thành tích hoặc là sự thỏa mãn cá nhân.
So what can parents of college students do?- Vậy cha mẹ có con cái đang học đại học nên làm gì?
Encourage your child to take self-care seriously. Stress culture has demoted self-care from a right to a privilege for too many students, making it something they think they deserve only once they’ve done enough work. But the Cigna study found that people who get enough sleep (but not too much) and have a healthy balance of daily activities are less likely to say they are lonely. Periods of rest and recharge will also help your child work smarter and longer.
Hãy khuyến khích con cái bạn tự chăm sóc bản thân một cách nghiêm túc. Văn hóa căng thẳng đã hạ thấp việc tự chăm sóc bản thân từ một quyền [mà ai cũng có] thành một đặc ân cho quá nhiều sinh viên, làm cho nó trở thành một cái gì đó mà họ nghĩ rằng họ chỉ xứng đáng khi họ đã làm đủ việc. Nhưng nghiên cứu của Cigna cho thấy những người ngủ đủ giấc (nhưng không quá nhiều) và có sự cân bằng lành mạnh trong các hoạt động hàng ngày ít thấy mình cô đơn hơn. Thời gian nghỉ ngơi và phục hồi cũng sẽ giúp con cái bạn làm việc thông minh hơn và lâu hơn.
Remind your young adult that everyone gets lonely sometimes. Some of the most popular people on college campuses, including student government and dorm presidents, confide to me that they feel lonely. It happens to everyone. The point is not to never feel lonely, but to know what you need when it happens. Anyway, sometimes we need to feel lonely. It can be a signal that tells us something is not right, and that can help us change our lives for the better.
Nhắc nhở những đứa trẻ mới lớn của bạn rằng ai cũng có lúc cảm thấy cô đơn. Một số người nổi tiếng nhất trong các trường đại học, bao gồm cả chủ tịch hội đồng sinh viên và chủ tịch ký túc xá, tâm sự với tôi rằng họ cảm thấy cô đơn. Điều đó xảy ra với tất cả mọi người. Vấn đề không phải là làm sao để không bao giờ cảm thấy cô đơn, mà vấn đề là làm sao để biết những gì bạn cần khi thấy cô đơn. Dù sao thì đôi khi chúng ta cần phải cảm thấy cô đơn. Nó có thể là một tín hiệu cho chúng ta biết điều gì đó không đúng, và điều đó có thể giúp chúng ta thay đổi cuộc sống của mình cho tốt hơn.
Tell her that loneliness isn’t her fault. Remind her of the systems in play that contribute to a nationwide epidemic of quiet isolation: the pressure to work constantly, the sense among students that no amount of work completed is ever truly enough, and, yes, the rise of smartphone use that shuntsusawayfrom face-to-face interaction.
Nói với cô ấy rằng sự cô đơn không phải là lỗi của cô ấy. Nhắc nhở cô về các hệ thống đang góp phần vào một bệnh dịch trên toàn quốc [khi mà nhiều người bị] cô lập một cách lặng lẽ: áp lực phải làm việc liên tục, suy nghĩ các sinh viên rằng làm việc không bao giờ là đủ, và, vâng, sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh đẩychúng tara xa khỏi sự tương tác trực tiếp.
There is a difference, too, between being lonely and alone. People who are always busy may not know the difference. They may not know what to do, or who they are, when they are idle. Overscheduling their lives may, for these students, be a defense against solitude and stillness, or the fear of it.
Cũng có một sự khác biệt giữa sự cô đơn và việc (ở/làm gì đó) một mình. Những người luôn bận rộn có thể không biết đến sự khác biệt đó. Họ có thể không biết phải làm gì, hoặc họ là ai, khi họ nhàn rỗi. Việc sắp xếp lịch làm việc quá dày đặc của họ có thể, đối với những sinh viên này, là một sự phòng thủ chống lại sự cô đơn và tĩnh lặng, hay nỗi sợ hãi trước điều đó.
Above all, urge her to tell someone about how she is feeling. When we surface and share the thing we feel afraid of, we take away much of its power. We also find that others are feeling the same way. College is hardly the best four years of every student’s life, but to pretend that it should be will keep students quiet and feeling ashamed.
Trên tất cả, thúc giục cô ấy nói với ai đó về cảm xúc của mình. Khi chúng ta đối mặt và chia sẻ điều chúng ta cảm thấy sợ hãi, chúng ta lấy đi nhiều năng lượng của nỗi sợ hãi đó. Chúng ta cũng thấy rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy. Đại học hầu như không phải là bốn năm tốt nhất trong cuộc đời của mỗi sinh viên, mà có vẻ như nó khiến sinh viên trầm lặng và cảm thấy lúng túng.